Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Bảy Mẹo Nhỏ Giúp Chúng Ta Cầu Nguyện

Cầu nguyện trong thinh lặng

Bảy mẹo giúp chúng ta cầu nguyện


--------------------------------------------------------------------------------

Thán Gioan Thánh Giá đã từng nói: “Hãy chú ý đến lý do của chúng ta để trình bày chúng tới Thiên Chúa qua lời cầu nguyện.”

Đôi lúc, chúng ta cần phải có một khởi điểm nào đó để giúp chúng ta trong đời sống cầu nguyện. Sau đây là bảy mẹo nhỏ giúp chúng ta hiện thực được điều đó.

Mẹo 1: Mỗi Một Nổ Lực Cầu Nguyện Cũng Phải Tương Đồng Với Một Hành Động Của Đức Tin.

Khi một người nào đó chuyện trò với Thiên Chúa, cho dẫu là bằng những ngữ từ của riêng mình hay theo những lời nguyện đã được soạn sẳn, thì người đó cũng phải ngầm định rằng có một Người Khác nào đó, đang đón nhận những lời nguyện cầu mà mình gởi đến.

Sự ngầm định đó trong đời sống cầu nguyện nhằm ám chỉ rằng có một Đấng quyền năng hiện hữu đang hiện diện. Vì rằng, bản chất của việc cầu nguyện chính là ám chỉ đến Người Khác, và hành động đó, đối với chúng ta, giống như là một cuộc vật lộn của đức tin trong việc cố gắng vượt ra khỏi chính chúng ta hòng để đến với Thiên Chúa.

Mẹo 2: Tất Cả Mọi Nổ Lực Cầu Nguyện Đều Là Tốt Đẹp Cả

Ý nghĩa sâu sa của nhận xét trên chính là lời đáp trả cho những ai cho rằng việc cầu nguyện trông có vẽ như khô khan, không rõ ràng hay chẳng có hiệu quả gì cả, vì rằng, đó chính là một phần của đức tin. Cứ mỗi lần chúng ta cố gắng cầu nguyện, thì sự cố gắng đó có sức đẩy của riêng nó qua ơn huệ, cũng như dưới cái nhìn của Thiên Chúa.

Như Thánh Phaolô đã nói với chúng ta rằng: “Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Thư Gởi Rôma 8:26-27).

Điều này cho thấy rằng việc cầu nguyện khởi điểm từ chính Chúa Thánh Thần thậm chí trước cả khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện. Chúa Thánh Thần chính là năng lượng nhằm cho phép chúng ta bắt đầu việc cầu nguyện.

Mẹo 3: Phải Chân Thành Rộng Mở Trong Việc Cầu Nguyện Trước Khi Thực Hiện Việc Cầu Nguyện

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng cầu nguyện chính là việc sử dụng rất nhiều ngữ từ, hoặc là của riêng chúng ta hoặc là được trích ra từ những lời nguyện truyền thống. Tuy nhiên, trước khi chúng ta bắt đầu diễn đạt những mong ước trong trái tim của chúng ta qua lời cầu nguyện, chúng ta cần phải có một sự biểu hiện nào đó trong việc đặt chính bản thân của chúng ta trước sự hiện diện của Thiên Chúa.

Sự biểu hiện đó, có thể được bắt đầu từ giây phút thinh lặng, hay việc hồi tưởng để bước vào sự hiện diện của Thiên Chúa hay tưởng nhớ đến Ngài. Vì thế, cầu nguyện chính là việc suy tư, và chuyển hướng lương tâm của chúng ta đến với Thiên Chúa.

Mẹo 4: Tất Cả Mọi Lời Cầu Nguyện Kitô Giáo Đều Là Lời Cầu Nguyện Hiệp Thông

Dẫu rằng người ta cầu nguyện trong sự thanh vắng – như Chúa Giêsu đã phán dạy chúng ta rằng: “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo” (Máthêu 6:5) – thì sự kín đáo đó không đồng nghĩa với việc chỉ có mỗi một cá nhân của chúng ta không thôi. Khi chúng ta đứng cầu nguyện trước Thiên Chúa, thì có nghĩa là chúng ta đang đứng cầu nguyện trước một Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng.

Và khi chúng ta cầu nguyện trước mặt Thiên Chúa, thì không chỉ có chúng ta cầu nguyện không thôi, mà chúng ta còn được hổ trợ bởi sự cầu nguyện thật sự của Giáo Hội và tất cả những ai đang hiệp thông với chúng ta như “đám mây vĩ đại của tất cả mọi nhân chứng.”

Mẹo 5: Cầu Nguyện Chính Là Sự Hổ Tương

Khi chúng ta cầu nguyện, tức là chúng ta đang hiệp thông với Thiên Chúa, mặc cho sự im lặng của Ngài. Như Thánh Vịnh 123:2 có nói: “Quả thực như mắt của gia nhân hướng nhìn tay ông chủ, như mắt của nữ tỳ hướng nhìn tay bà chủ, mắt chúng ta cũng hướng nhìn lên Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tới khi Người xót thương chút phận.”

Mặc dầu Ngài trông có vẽ như im lặng, thế nhưng Ngài vẫn kiên nhẫn đứng đó và lắng nghe chúng ta, và chỉ có bằng chính cặp mắt đức tin của chúng ta, chúng ta mới có thể nhìn thấy Ngài đang lắng nghe và hổ trợ chúng ta.

Mẹo 6: Cầu Nguyện Chính Là Cách Hiện Thể Và Trở Nên Như Chính Chúng Ta Thật

Việc chúng ta trở thành những người có đời sống cầu nguyện cũng tương đồng với việc chúng ta biết dùng lời cầu nguyện như là một phần không thể thiếu được trong cung cách sống của chúng ta hằng ngày, và như là cách để chúng ta sống và tồn tại trong chính thế giới tục trần này. Nếu chúng ta xem việc cầu nguyện của chúng ta như là việc tưởng nhớ đến Thiên Chúa, thì chúng ta chẳng cần gì phải dành thời gian để tạo nên thói quen nghĩ về Ngài như là một phần trong đời sống của chúng ta. Vì rằng, việc đó chẳng đòi hỏi chúng ta bất kỳ điều gì cả, ngoại trừ việc chúng ta biết hướng trái tim của chúng ta lên với Thiên Chúa khi chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện của vẽ đẹp hay khi chúng ta khẩn cầu sự nhân từ của Thiên Chúa qua những lúc chúng ta tuôn ra những lời nói nặng nhẹ, hay hành động một cách thiếu tế nhị đối với đồng loại của chúng ta.

Như Chân Phước Cố Giáo Hoàng Gioan 23 đã nói với chúng ta rằng: “Cầu nguyện chính là việc nâng tâm trí của chúng ta lên cho Thiên Chúa. Chúng ta phải luôn nhớ đến điều này, vì khi đó những ngôn từ thật sự chẳng còn có ý nghĩa gì cả.”

Jean Pierre de Caussade mô tả về sự tưởng nhớ đó như là “bí tích về sự hiện diện của Thiên Chúa.”

Do đó, bất kỳ cố gắng có chủ ý nào để tưởng nhớ đến Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày của chúng ta, đều phải trở nên như một phần về cung cách sống của chúng ta. Việc đó giữ cho chúng ta lúc nào cũng có được sự chăm sóc và che chở của Thiên Chúa. Mặc cho những nổi trôi và giông tố của cuộc sống, lúc nào chúng ta cũng có Chúa, vì rằng đám mây hiện diện của Ngài luôn phủ vây chúng ta.

Mẹo 7: Đời Sống Cầu Nguyện Thật Sự Được Cho Đi, Chứ Không Phải Sự Đạt Được

Chúng ta được gọi mời vào đời sống cầu nguyện trước khi chúng ta bắt đầu việc cầu nguyện. Cầu nguyện chính là lời đáp trả của con người về những món quà, về những ơn huệ mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta như: thế giới mà chúng ta đang sống, cuộc sống của chúng ta, và vận mệnh sau cùng của chúng ta. Theo nghĩa đó, bản chất nhân loại thật sự của chúng ta chính là một sự chuẩn bị cho lời cầu nguyện.

Như Thánh Augustinô giảng sau khi cộng đoàn hát bài Thánh Vịnh của ngày, Ngài mới nói với họ rằng, họ phải tìm ra cho được ý nghĩa của những gì họ đang và đã hát, chứ không phải chỉ thuần tuý lặp lại như những con vẹt. Ngài nói: “Chúng ta phải biết và cảm nhận bằng chính trái tim trong sạch của chúng ta những gì mà chúng ta đã cùng nhau hát qua những giọng ca nhịp nhàng.”

Và sau cùng hết chính là, chúng ta không chọn Thiên Chúa, mà chính Thiên Chúa đã chọn chúng ta qua Chúa Kitô. Và với sự chọn lựa như vậy, Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta những gì mà chúng ta cầu khẩn vì Danh Ngài.

Nếu chúng ta tin rằng Ngôi Lời chính là trong vũ trụ bao la, qua việc Nhập Thể, và qua Chúa Kitô trong Kinh Thánh, thì lời cầu nguyện, trước khi được nói ra, trên tất cả, chính là việc biết lắng nghe.

Nguyên bản tiếng Anh của Giáo Sư Tiến Sĩ Lawrence Cunningham qua bài viết có nhan đề “7 Tips To Help You Pray” được tìm thấy trong Tạp Chí Catholic Digest số ra Tháng 01/2006 từ trang 36 đến trang 40. Dịch giả sưu tầm và chuyển ngữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét