Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

CÁC TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI

Theo "Bách khoa toàn thư về thế giới" - 1996 :

5 tôn giáo lớn nhất xét về số lượng tín đồ cũng như vai trò trong lịch sử¬:
- Do Thái giáo: 18 thế kỷ trước CN; 20tr người Do Thái (10tr ở Mỹ, 5tr ở Châu Âu, 5tr ở Trung Đông)
- Thiên Chúa giáo: từ CN; hiện tách thành các phái chính là Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo và Anh giáo; Chính thống giáo không công nhận quyền tối thượng của Giáo hoàng; có 1,7 tỷ tín đồ, trong đó 900 tr là tín đồ Công giáo
- Hồi giáo: thế kỷ thứ 7 sau CN; 900 tr tín đồ, tập trung ở Indonesia, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, một phần lớn ở Châu Phi, 1/5 ở Ả Rập
- Ấn Độ giáo: 1500 năm trước CN (xuất phát từ Bàlamôn giáo); 650tr tín đồ; phân biệt 4 đẳng cấp
- Phật giáo: thế kỷ 6tr CN; 300 triệu tín đồ khắp Châu Á, chia thành hai phái Đại thừa và Tiểu thừa

Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo có chung một Đấng Sáng tạo duy nhất là Abraham, là tôn giáo của Kinh thánh. Jerusalem là thánh địa của cả Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo




Tổng quát, giáo hội Tin lành và Công giáo khác nhau ở những điều sau:
1. Về những điều nền tảng: bên Tin lành chủ trương:
1/ Tội Tổ tông đã hoàn toàn làm hư hỏng con người,
2/ Thiên Chúa đã tiền định theo số mạng cho một số người được cứu rỗi,
3/ Con đường cứu rỗi là tin vào lời hứa trong Tin lành, không do công phúc cá nhân.

Theo Công giáo:
1. Tội Tổ tông có làm con người hư hỏng: trí khôn ra tối tăm, lòng muốn hướng về tội, phải đau khổ và phải chết, nhưng không "hoàn toàn hư hỏng", vẫn còn nhiều khả năng căn bản: làm lành lánh dữ.
2. Thiên Chúa định đoạt, nhưng con người vẫn có lý trí, có ý muốn "tự do" chọn lành hay dữ, nên sẽ được thưởng hay bị phạt.
3. Phải tin vào Tin lành Phúc âm, nhưng còn phải làm việc để chứng tỏ lòng tin. "Đức Tin không việc làm là đức tin chết" (thư thánh Giacôbê 2,17). Chúa dạy "Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình vác khổ giá mình hàng ngày mà theo"(Luca 9,23). Nói cách khác là phải cố gắng lập công, đền tội khi còn sống. Hơn nữa, Kinh Thánh viết :"Người ta sẽ được trả công tùy theo việc họ làm (sách Khải huyền 22, 12).

2/ Về Kinh thánh (Bible): Kinh thánh là nguồn của đức tin, mỗi người được theo ơn Thánh Thần tự rút ra quan điểm sống.

Theo Công giáo:
Kinh thánh nhiều chỗ rất khó hiểu, giáo dân không bị cấm đọc, nhưng cần được Giáo hội hướng dẫn, chú giải để hiểu đúng Lời Chúa .

3/ Về tôn kính Đức Mẹ Maria: Tin lành coi Đức Mẹ Maria chỉ là dụng cụ Thiên Chúa đã dùng sinh ra Đấng Cứu thế, xong việc là thôi, không có gì phải tôn sùng.
Theo Công giáo:
Không ai yêu mến Đức Mẹ bằng con của Người là Chúa Kitô. Chúa đã sống và vâng phục Mẹ Người 30 năm, chỉ đi giảng đạo 3 năm. Người Công giáo có tôn kính Đức Mẹ thế nào cũng không bằng Chúa Kitô.

4/ Về tôn kính ảnh tượng: bên Tin lành không tôn kính ảnh tượng bất cứ vị nào dù là Chúa Giêsu, Đức Maria hay các thánh, họ cho là Thiên Chúa trong Kinh thánh Cựu ước đã cấm người Do thái.
Theo Công giáo:
Xưa Thiên Chúa cấm người Do thái thờ hình tượng, vì khi tâm trí họ còn thấp kém, Chúa không muốn họ lẫn lộn Chúa với các thần ngoại giáo. Nhưng nay người Công giáo được phép tôn thờ ảnh tượng Chúa Giêsu, vì Chúa đã nhập thể trong hình hài con người. Họ cũng được tôn kính (không thờ) ảnh tượng Đức Maria và các thánh đã hiện diện ở trần gian, nay đang hưởng phúc Thiên đàng, hằng cầu phúc lành cho họ.

5 / Về lãnh các Bí tích, Ông Luther giữ lại 3 Bí tích: Rửa tội, Giải tội, Thánh Thể. Về Rửa tội: Tin lành không Rửa tội cho con trẻ, nếu có, lớn lên phải rửa lại. Về giải tội: ông Luther bỏ việc xưng tội, ông cho rằng, chỉ cần làm tác động "vươn mình lên với Chúa" và khiêm nhường nhận lỗi là xong. Về Thánh Thể: Tin lành không nhận thánh lễ là một Hiến lễ, và không nhận sự "biến bản thể"của bánh rượu nên Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Họ chủ trương bản tính bánh và bản tính Chúa Kitô có đồng thời.
Theo Công giáo:
Tin có 7 Bí tích do Chúa Giêsu lập: Rửa tội (Matthêu 28,18), Thêm sức(Gioan 20, 22), Thánh Thể(Gioan 6,51), Giải tội(Gioan 20,23), Xức dầu(Giacôbê 5,14), Truyền chức(Luca 22,19), Hôn phối(Matthêu 19,6). Mỗi bí tích có mục đích riêng.

6/ Về linh mục độc thân: Đạo Tin lành quan niệm mục sư độc thân là mục sư không hoàn toàn và thiếu quân bình, do đó việc ông Luther lấy vợ đối với họ không có gì là trái nghịch, ngược lại đó chỉ là kiện toàn cuộc sống, bởi vì lấy vợ là "một nhu cầu tự nhiên của con người như ăn uống, khạc nhổ…".
Theo Công giáo:
Noi gương Chúa Kitô là Thầy, các linh mục Công giáo tình nguyện sống độc thân vì nước trời (Matthêu 19,6) để hiến thân trọn vẹn cho Chúa, chăm sóc đoàn chiên được trao phó (Gioan 21, 15-17). Đây là một hi sinh cả cuộc đời, đáng kính phục./



Có điều gì khác biệt giữa Chúa Giê-xu
và các tôn giáo trên thế giới?

Hãy nhìn một cách vắn tắc về những khía cạnh chính thể hiện ra bên ngoài của Chúa Giê-xu, những nét tiêu biểu bình dị tương phản với các tôn giáo trên thế giới.
1. Chúa Cứu Thế Giê-xu theo đuổi một mối quan hệ với chúng ta. Bạn có bao giờ ở trong một mối quan hệ mà trong mối quan hệ đó chính bạn luôn luôn là người chủ động trong mọi việc? Điều này có thể sẽ làm cho bạn mệt nhoài và thường thì nó làm cho bạn rất chán. Những người bạn tốt nhất là những người thích thú khi cùng nhau dành thì giờ cho nhau để đeo đuổi việc duy trì mối quan hệ tình bạn. Không giống như các tôn giáo luôn cố giắng để tìm đến đối tượng mà họ tôn sùng, với Chúa Cứu Thế, bạn thấy Đức Chúa Trời đang đi đến cùng chúng ta. Chúa Giê-xu phán: “các con sẽ có sự sống và là sự sống dư dật (sự sống sung mãn và đầy ý nghĩa)”. Ngài đã đến để ban cho chúng ta sự sống vĩnh phúc với Ngài, cho những ai đã, đang và sẽ tin cậy nơi Ngài.
2. Chúa Giê-xu tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời. Không có nhân vật chủ chốt nào của các tôn giáo trên thế giới tuyên bố mình là Đức Chúa Trời.
3. Chúa Giê-xu đã sống một cuộc đời hoàn hảo và bày tỏ thần tính của Ngài trong các phép lạ Ngài từng thực hiện…chữa lành người mù, làm cho cơn bão giữa biển phải lặng yên, làm sống lại người đã chết, ngay lập tức cung cấp thức ăn cho hàng ngàn người. Các tôn giáo trên thế giới có những người lãnh đạo có những sứ điệp nghe thích thú, những không ai trong sô họ có thể thực hiện các phép lạ đầy quyền năng như Chúa Giê-xu đã từng làm. Chúa Giê-xu từng phán: “Hãy tin Ta khi Ta nói Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta; hay ít ra cũng hãy tin những bằng chứng của chính các phép lạ Ta làm”
4. Trong nhiều tôn giáo trên thế giới, vì cớ tội lỗi, người ta tự quất, tự đánh (tự phạt) chính mình hoặc tự thực hiện thật nhiều nghi lễ hiến tế để giải quyết vấn đề tội lỗi của chính họ. Chúa Giê-xu trả giá để cho chúng ta được tha thứ vì Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài đã gánh thay tội lỗi của chúng ta. “ Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính tình yêu của Ngài trong điều này: Trong khi chúng ta còn là tội nhân, Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta” Trên thập tự giá, Chúa Giê-xu mang lấy tất cả tội lỗi của chúng ta cho chúng ta và Ngài đã trả giá cho vấn đề này. Các tôn giáo trên thế giới dạy rằng người ta phải tự làm điều gì đó để giải quyết vấn đề tội lỗi, nhưng Chúa Giê-xu phán chỉ cần đặt đức tin nơi Ngài thì sẽ được cứu rỗi, mọi tội lỗi sẽ được tha thứ, được làm con cái Đức Chúa Trời, được có sự sống đời đời.
5. Chúa Giê-xu đã sống lại từ cõi chết sau ba ngày Ngàu bị đóng đinh. Có nhiều tôn giáo nói về sự đầu thai hóa kiếp. Chúa Giê-xu, một trường hợp đặc biệt, từng nói trước với nhiều người rằng Ngài sẽ bị đóng đinh và sẽ sống lại sau ba ngày. Chúa Giê-xu muốn công khai chứng tỏ về thần tính của Ngài vượt trên hết bất kỳ sự nghi ngờ nào. Nhà cầm quyền La Mã hiện thời đã nhận thức điều này, và vì thế họ đã ra lệnh cho một đội lính chừng 11 đến 14 người canh gác nghiêm ngặt phía bên ngoài ngôi mộ Chúa Giê-xu, và họ còn niêm phong ngôi mộ với con dấu đầy uy lực của người La Mã cảnh báo mọi người không được đến gần. Thế nhưng, ba ngày sau đó, thân thể Ngài đã ra khỏi mộ và Chúa Giê-xu đã bày tỏ chính Ngài đã sống lại, hiện ra cho hơn 500 người. Không có tôn giáo nào trên thế giới công bố rằng nhân vật trung tâm của họ đã sống lại từ cõi chết hay là thậm chí đã từng nói như vậy.
6. Thông điệp của Kinh Thánh là hiệp nhất. Nó không phải là một bộ sưu tập về thơ ca, những ý kiến rời rạc. Kinh Thánh bày tỏ về Đức Chúa Trời và kế hoạch của Ngài cho cuộc đời chúng ta. Nó ghi lại cho chúng ta có vài điều sai lầm trong quá khứ và rằng mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời đã bị phá vỡ. Kinh Thánh chỉ ra cho chúng ta cách làm thế nào để phục hồi mối quan hệ đó và những ích lợi khi chúng ta làm như vậy. Để tổng họp lại những gì kinh thánh đề cập, xin xem phần này: Nhận biết Đức Chúa Trời cách cá nhân
Trên đây chỉ là một vài điều khác biệt liên quan đến Chúa Cứu Thê Giê-xu. Những thông tin hữu ích khác về các tôn giáo trên thế giới, xin vui lòng xem: Kết Nối Thiên Thượng

(ST)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét