Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

12 Ðiều Mà Mọi Người Công Giáo Phải Trả Lời Ðược

Kính gửi đến quý độc giả bài sau đây để thêm chất liệu suy nghĩ về đời sống đức tin chúng ta.

Tác giả: DEAL HUDSON
GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Tự do ngôn luận là một điều cao quý. Tiếc rằng chúng ta phải trả một giá rất đắt cho nó: Khi dân chúng được quyền tự do muốn nói gì thì nói, họ đôi khi dùng sự tự do đó để nói những điều ngớ ngẩn. Và đó là 12 điều mà chúng tôi sẽ bàn ở đây.
Có một ít điều được nhắc đi nhắc lại, có những điều khác thì họa hiếm mới được nhắc đến, trong khi những người đề xướng những sai lầm này tự do quảng bá chúng, chúng ta là người Công Giáo có nhiệm vụ phải trả lời.


1. "Không có gì là chân lý tuyệt đối cả. Ðiều đúng cho bạn chưa chắc đã đúng cho tôi."

Người ta dùng lý luận này rất nhiều khi họ không đồng ý với một câu nói và không có cách nào khác để chống đỡ tư tưởng của mình. Vậy, nếu không có gì là đúng cho tất cả mọi người, thì họ muốn tin gì thì tin, và không thể nói gì để làm họ đổi ý cả.

Nhưng hãy nhìn lại câu nói "Không có gì là chân lý tuyệt đối cả" một lần nữa. Có phải chính câu này đã khẳng định nó là điều tuyệt đối không? Nói cách khác, nó áp dụng ít qui luật hay tiêu chuẩn cho mọi người -- chính là điều mà những người theo tương đối nói là không thể được. Họ đã hóa giải lập luận của họ bằng cách đưa ra lập luận của họ.

Một vấn đề khác với câu này là không có một người theo thuyết tương đối nào lại thật sự tin điều đó. Nếu có ai nói với bạn, "Không có chân lý tuyệt đối nào cả," và bạn thụi vào bụng người đó, người đó có lẽ sẽ nổi nóng. Nhưng theo niềm tin của anh ta, anh ta phải nhận rằng đấm vào bụng ai có thể sai đối với anh, nhưng có thể đúng đối với bạn.

Khi đó họ sẽ trở lại với một bổ túc cho câu nói nguyên thủy là: "Bao lâu bạn không làm đau người khác, bạn tự do muốn làm gì và tin gì tùy ý." Nhưng đây chỉ là một sự phân biệt tùy ý (cũng như là câu nói tuyệt đối khác). Ai nói là tôi không được làm đau người khác? Cái gì là đau? Luật này từ đâu mà đến?

Nếu câu này được đưa ra dựa theo quyền của cá nhân, thì không có nghĩa gì đối với người khác. "Ðừng làm hại" chính nó là một thỉnh cầu đối với một cái gì cao trọng hơn - một loại phẩm giá chung của con người. Nhưng câu hỏi lại là phẩm giá từ đâu đến.

Như bạn có thể thấy, càng đi sâu vào những câu hỏi này, thì bạn càng hiểu biết rằng quan niệm về lẽ phải và chân lý không phải tùy ý, nhưng dựa vào một vài chân lý cao quý và phổ quát ngoại tại -- một chân lý được viết trong chính bản tính của chúng ta. Chúng ta có thể không biết nó trọn vẹn , nhưng không thể chối rằng không có chân lý đó.

2. Kitô giáo không hơn gì các tín ngưỡng khác. Tất cả mọi tôn giáo đều dẫn đến Thiên Chúa."

Nếu bạn không nghe đến câu này vài chục lần, bạn không rút ra được bao nhiêu. Ðáng buồn là những người nói lên điều này thương lại là Kitô hữu (ít ra trên danh nghĩa).

Những trở ngại với quan điểm này thật không phức tạp gì cả. Kitô giáo đưa ra một chuỗi những lời xác nhận về Thiên Chúa và con người: Rằng chính Chúa Giêsu Nadareth là Thiên Chúa, và Người đã chết và sống lại -- tất cả để chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi. Mọi tôn giáo khác trên thế giới phủ nhận tất cả những điều này. Cho nên, nếu Kitô giáo là đúng, thì đạo này nói cho thế gian biết một chân lý sống còn -- một chân lý mà tất cả các tôn giáo khác phủ nhận.

Chỉ điều này thôi đã làm cho Kitô giáo thành duy nhất.

Nhưng nó không ngừng ở đó. Hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan.
"Thầy là đường, sự thật, và sự sống; không ai có thể đến với Chúa Cha, mà không qua Thầy." Trong Kitô giáo, chúng ta có trọn sự mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại. Ðúng là tất cả các tôn giáo chứa đựng một phần chân lý -- số lượng thay đổi tùy theo tôn giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta khao khát mong muốn theo và thờ phượng Thiên Chúa, chúng ta có nên làm theo cách Ngài chỉ dạy không?

Nếu Chúa Giêsu quả thực là Thiên Chúa, thì chỉ Kitô giáo chứa đựng hoàn toàn chân lý này.

3. "Cựu Ước và Tân Ước trái ngược nhau ở nhiều chỗ. Nếu một Thiên Chúa toàn năng linh hứng Thánh Kinh, thì Ngài đã không để cho có sai lỗi."

Ðây là một luận điệu thông thường, người ta có thể thấy khắp nơi trên Internet (nhất là những websites vô thần và tự do tư tưởng). Một bài trên website của Vô Thần ghi rằng "Ðiều lạ thường về Thánh Kinh không phải vì tác giả là Thiên Chúa; chính là những mâu thuẫn được bịa đặt vô nghĩa mà người ta có thể tin là được Thiên Chúa thượng trí viết ra."

Những câu như thế thường được kèm theo một danh sách những câu "mâu thuẫn" trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, những điều cho là mâu thuẫn có ít sai lầm đơn giản. Thí dụ, người phê bình không đọc những sách khác nhau trong Thánh Kinh theo thể văn mà các sách đó được viết. Xét cho cùng, Thánh Kinh là một sưu tập nhiều loại văn tự... lịch sử, thần học, thơ phú, và khải huyền,vv.... Nếu chúng ta đọc các sách này cùng một cách cứng ngắc như chúng ta đọc báo ngày nay, thì chúng ta sẽ bị bối rối kinh khủng.

Và danh sách "các mâu thuẫn" trong Thánh Kinh minh xác điều này. Thí dụ lấy điều đầu tiên trong danh sách Vô Thần của Mỹ:
"Hãy nhớ ngày Sabát, và giữ nó cách thánh thiện." Xuất Hành 20:8

So với
"Người thì cho rằng ngày này trọng hơn ngày khác; người khác lại cho rằng ngày nào cũng như nhau. Vậy mỗi người phải xác tín trong thâm tâm mình." Rom 14:5

Người vô thần la lên: Ðó! rõ ràng là một mâu thuẫn. Nhưng phê bình gia quên không nhắc đến điều mà mọi Kitô hữu đều biết: Khi Ðức Kitô thiết lập Giao Ước Mới, thì những đòi hỏi về nghi lễ của Giao Ước Cũ được làm trọn (và qua đi). Vì thế việc những luật lệ trong Cựu Ước về nghi lễ không còn được ứng dụng cho dân của Tân Ước là điều hoàn toàn hợp lý.

Nếu nhà phê bình hiểu giáo lý đơn giản này của Kitô giáo, thì anh đã không mắc phải một lỗi sơ đẳng như thế.

Ðiều kế tiếp trong danh sách của Vô Thần Mỹ cũng có khuyết điểm tương tự:
"...trái đất mãi mãi trường tồn."

Giảng Viên 1:4
So với:
"...các nguyên tố vật chất sẽ cháy tiêu tan, trái đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ." 2 Phr 3:10

Vậy Cựu Ước cho rằng trái đất sẽ tồn tại đến muôn đời, trong khi Tân Ước nói rằng nó rồi sẽ bị hủy diệt. Chúng ta dung hòa hai câu này thế nào? Thực ra rất dễ, lại theo sự hiểu biết về thể văn mà theo hai sách này được viết ra.

Thí dụ Sách Giảng Viên so sánh cái nhìn thế tục và tôn giáo - và hẩu hết sách này viết theo quan niệm thế tục. Ðó là lý do tại sao chúng ta thấy những dòng như, "Bánh được làm cho vui, và rượu làm cho cuộc đời thêm tươi, và tiền bạc giải quyết được tất cả" (GV 10:19).
Tuy nhiên, ở cuối sách, tác giả đưa ra một khúc quanh, không cần tất cả "sự khôn ngoan" ông tặng và bảo chúng ta "Kính sợ Thiên Chúa, và tuân giữ giới răn Ngài; vì đó là tất cả nhiệm vụ của con người.." (12:13).

Nếu một độc giả ngưng đọc trước khi đến cuối, thì người ấy sẽ bối rối như phê bình gia Vô Thần Mỹ. Tuy nhiên, vì quan điểm đó nảy ra khái niệm về một thế giới trường tồn bị gạt bỏ ở hàng cuối cùng của sách, hiển nhiên là không có mâu thuẫn với điều được mạc khải sau đó ở trong Tân Ước. (Và đây chỉ là một cách để trả lời tố cáo về sự khác biệt này)

Những "mâu thuẫn" khác giữ Cựu và Tân Ước có thể được trả lời cách tương tự. Hầu như với điểm nào, nhà phê bình cũng bị lầm lẫn về mạch văn, không để ý đến thể văn, và không để dành chỗ nào cho việc cắt nghĩa cách hợp lý.

Không một Kitô hữu biết suy nghĩ nào phải bối rối về những danh sách này.

4. "Tôi không cần đến Nhà Thờ. Bao lâu tôi là một người tốt, chỉ có điều đó mới đáng kể."

Luận điệu này dược dùng thường xuyên, và rất gian xảo. Khi một người nhận mình là "người tốt," người đó thật sự ám chỉ rằng họ "không phải là một người xấu." -- người xấu là người sát nhân, hiếp dâm, và trộm cắp. Phần đông người ta không cần cố gắng mấy để tránh các tội này, và đó là tư tưởng: Chùng ta muốn làm một số việc tối thiểu để được thông qua. Ðiều đó không giống Ðức Kitô lắm, phải không?

Nhưng bỏ qua trạng thái tâm lý đó, có một lý do quan trọng để người Công Giáo đền Nhà Thờ hơn là chỉ để thực hành việc đi thêm một dặm nữa. Thánh Lễ là viên đá góc của đời sống đức tin của chúng ta vì một điều nằm ở trọng tâm của nó: Bí Tích Thánh Thể. Ðó là nguồn mạch của tất cả đời sống cho người Công Giáo, là những người tin rằng bánh và rượu trở nên Mình và Máu thật của Ðức Kitô. Chứ không phải chỉ là biểu tượng của Thiên Chúa, nhưng là Thiên Chúa hiện diện cách thể lý với chúng ta bằng một phương thế mà chúng ta chỉ có thể cảm nghiệm được bằng cầu nguyện.

Chúa Giêsu phán, "Thật, Thật, Ta bảo các người, trừ khi các người ăn thịt Con Người và uống máu Người, các người không có sự sống trong các người; ai ăn thịt và uống máu Ta có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết" (Ga 6:53-54). Chúng ta tôn trọng lệnh của Chuá Giêsu và tin tường vào lời hứa của Người mỗi lần chúng ta đi dự Thánh Lễ.

Hơn nữa, bí tích Thánh Thể, cùng với tất cả các bí tích khác, chỉ dành cho những người ờ trong Hội Thánh. Là phần tử của Hội Thánh, nhiệm thể hữu hình của Ðức Kitô trên thế gian, đời sống chúng ta liên hệ mật thiết với đời sống của người khác trong Hội Thánh. Liên hệ cá nhân của chúng ta đối với Thiên Chúa thật quan trọng, nhưng chúng ta cũng có nhiệm vụ sống như những phần tử trung thành của nhiệm thể Ðức Kitô. Là "người tốt" mà thôi chưa đủ.

5. "Bạn không cần phải xưng tội với một linh mục. Bạn có thể đến thẳng cùng Thiên Chúa."

Như một cựu mục sư Baptist, tôi có thể hiểu việc chống xưng tội của người Tin Lành (họ hiểu về chức linh mục một cách khác). Nhưng một người Công Giáo mà nói một điều như thế... thì thật là thất vọng. Tôi nghi rằng bản tính loài người là thế, người ta thường không thích nói cho người khác biết tội mình, nên đưa ra lý do để biện minh tại sao không làm thế..

Bí Tích Giải Tội đã có với chúng ta từ đầu, từ chính Lời của Ðức Kitô:
"Chúa Giêsu lại bảo các ông, 'Bình an cho các con! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con.' Nói rồi, Người thổi hơi vào các ông và bảo các ông, 'Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Nếu các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha; nếu các con cầm buộc ai, thì người ấy bị cầm buộc.'” (Ga 20:21-23)

Nên ghi nhận rằng Chúa Giêsu ban cho các tông đồ quyền tha tội.. Tất nhiên, họ không biết phải tha tội nào nếu họ không được nói cho biết là tội nào chúng ta phạm.

Việc xưng tội cũng được chứng minh trong thư thánh Giacôbê:
Có ai trong anh em đau ốm? Hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh, và hãy để họ cầu nguyện trên người ấy, xức dầu cho người ấy nhân danh Chúa; Và lời cầu nguyện do đức tin sẽ cứu người bệnh; và Chúa sẽ nâng người ấy dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha. Anh em hãy xưng tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được chữa lành. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính có hiệu lực rất lớn lao. (Gia 5:14-16)
Ðiều đáng quan tâm là không có chỗ nào Thánh Giacôbê (hay Chúa Giêsu) bảo chúng ta là chỉ xưng tội với Thiên Chúa, nhưng các Ngài có vẻ nghĩ là ơn tha tội đến bằng cách xưng tội công khai.

Và lý do thật dễ hiểu. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta làm tổn thương không những mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, mà còn với Nhiệm Thể Người, là Hội Thánh (vì tất cả mọi người Công Giáo nối kết với nhau như con cùng một Cha). Cho nên khi chúng ta xin lỗi, chúng ta phải xin lỗi tất cả mọi nhóm liên hệ - Thiên Chúa và Hội Thánh.

Hãy nghĩ về xưng tội cach này. Thử tưởng tượng rằng bạn vào một tiệm và ăn cắp vài món hàng. Sau đó, bạn áy náy và hối hận về hành động tội lỗi này. Giờ đây, bạn có thể cầu xin Thiên Chúa tha cho bạn vì đã phạm giới răn của Ngài. Nhưng còn một phần tử khác liên hệ; bạn phải trả lại món hàng và đền bù cho hành động của bạn.

Ðối với Hội Thánh cũng thế. Trong toà giải tội, linh mục đại diện cho Thiên Chúa và Hội Thánh, vì chúng ta có tội với cả hai. Và khi ngài công bố lời tha tội, thì sự tha thứ chúng ta lãnh nhận được trọn vẹn.

6. "Nếu Hội Thánh thật sự theo Chúa Giêsu, thì đã bán các nghệ thuật, tài sản, và các công trình kiến trúc lãng phí, mà cho người nghèo."

Khi một người nghĩ đến Thành Vatican, họ liên tưởng ngay đến một vương quốc giàu sang, với nơi ở như cung điện cho Ðức Giáo Hoàng và các hòm đầy vàng cất ở các xó nhà, chưa kể đến các sưu tầm nghệ thuật và đồ cổ vô giá. Nhìn đến Vatican cách này thì dễ thấy tại sao một số người trở thành bực tức vì những điều họ nghĩ là sự khoe khoang tài sản cách phô trương và phí phạm.

Nhưng sự thật thì hoàn toàn khác. Các dinh thự chính gọi là "Ðiện Vatican" không phải được xây làm chỗ ở xa hoa của Ðức Giáo Hoàng. Thực ra, khu vực gia cư tương đối nhỏ. Phần lớn điện Vatican được dùng vào việc nghệ thuật, khoa học, điều hành công việc Hội Thánh, và điều hành chung của điện. Có một số đông nhân viên của Hội Thánh và hành chánh sống trong điện Vatican cùng ÐTC, làm cho nó thành trụ sở chính của Hội Thánh.

Còn về những sưu tầm nghệ thuật, thực sự là sưu tập quý nhất trên thế giới, Vatican coi đó như một "kho tàng không thể thay thế được," nhưng không phải về diện tài chánh. ÐTC không làm chủ những tác phẩm nghệ thuật này, và nếu ngài muốn, ngài cũng không được phép bán chúng; chúng chỉ được đặt dưới sự săn sóc của Toà Thánh. Các tác phẩm này không đem nguồn lợi đến cho Hội Thánh, mà ngược lại, Tòa Thánh phải đầu tư một số tài nguyên không nhỏ để bảo tổn các sưu tầm này.

Sự thật của vấn đề này là Tòa Thánh có một ngân sách khá eo hẹp Nếu thế thì tại sao lại giữ những nghệ phẩm này? Vì tin vào một trong các sứ mệnh của Hội Thánh là một động lực truyền bá văn minh trong thế giới. Cũng như các thầy dòng thời trung cổ cẩn thận chép lại các sách cổ để cung cấp cho các thế hệ tương lai -- nếu không thì những văn bản này không còn nữa -- Hội Thánh tiếp tục bảo trì nghệ thuật để chúng không bị mai một với thời gian. Trong nền văn hóa sự chết ngày nay khi mà từ "văn minh" chỉ được dùng cách lỏng lẻo, sứ vụ truyền bá văn minh của Hội Thánh ngày nay còn quan trọng hơn bao giờ hết.

7. "Chống đối thực sự là điều tích cực, vì tất cả chúng ta phải có đầu óc cởi mở đối với những tư tưởng mới."

Ngày nay có lẽ bạn đã nghe lập luận này nhiều rồi, nhất là trong vụ gương mù về lạm dụng tính dục trong Hội Thánh. Ai cũng muốn tìm giải pháp cho vấn đề, trong đó có người đưa ra những tư tưởng ngoài đức tin Công Giáo (như cho phụ nữ, hay mở cửa cho đống tính luyến ái làm linh mục, v.v...). Nhiều người đổ tội cho Hội Thánh vì quá cứng rắn về đức tin và không muốn thử những điều mới.

Sự thật là nhiều tư tưởng về cải cách được đề ra khắp nơi ngày nay không có gì là mới mẻ cả. Chúng đã được đề ra từ lâu, và Hội Thánh đã quan tâm đến chúng. Thực ra, Hội Thánh đã bỏ cả đời ra nghiên cứu cẩn thận các tư tưởng và quyết định rằng tư tưởng nào hợp với luật Thiên Chúa và tư tưởng nào không. Hội Thánh đã gạt ra hết lạc giáo này đến lạc giáo khác trong khi cẩn thận xây dựng giáo lý Ðức Tin. Chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy có cả ngàn giáo hội Kitô khác ngày nay -- tất cả các giáo hội đó đều một thời có "những tư tưởng mới" mà Hội Thánh cho là ngoài Kho Tàng Ðức Tin.

Hội Thánh có môt nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ sự ven toàn của Ðức Tin. Hội Thánh không bao giờ loại bỏ ngay các tư tưởng như một số người chống đối kết án, nhưng đã có hai ngàn năm cầu nguyện và nghiên cứu đằng sau những gì phải tin và phải giữ gìn là chân thật.
Ðiều này không có nghĩa là chúng ta không bao giờ bất đồng ý kiến với nhau ở điểm gì. Luôn luôn có chỗ để thảo luận làm thế nào để đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về chân lý -- thí dụ, làm sao để cải tiến các chủng viện hay các tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân-- tất cả đều trong phạm vi của những nguyên tắc Ðức Tin.

8. Nếu giải thích đúng, Thánh Kinh không lên án đồng tính luyến ái. Nhưng đúng hơn là chống lối sống bừa bãi - dù là đồng tính hay giữa nam nữ. Vì vậy, chúng ta không có lý do để chống liên hệ tình yêu đồng tính."

Khi hành vi đồng tính luyến ái được chấp nhận rộng rãi hơn trong nền văn hóa của chúng ta, thì sẽ có nhiều áp lực hơn giữa các Kitô hữu để giải thích sự cấm đoán điều này cách tỏ tường trong Thánh Kinh. Hiện thời tiêu chuẩn của phe cấp tiến là cho rằng Thánh Kinh -- khi hiểu đúng -- không cấm những hành vi đồng tính.

Nhưng luận điệu này hoàn toàn trái ngược với những câu rõ ràng trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Các câu đầu tiên dĩ nhiên là câu chuyện thời danh về Sođôm và Gômôra. Nếu bạn nhớ lại chuyện hai thiên sứ được Thiên Chúa sai đến thăm ông Lót:
"Nhưng khi các ngài đi nằm thì dân trong thành, tức là người Sôđôm, bao vây nhà, từ trẻ đến già, tất cả mọi người không trừ ai. Chúng gọi ông Lót và bảo: "Những người vào nhà ông đêm nay đâu rồi? Hãy đưa họ ra cho chúng tôi chơi." Ông Lót ra trước cửa gặp chúng, đóng cửa lại sau lưng," rồi nói: "Thưa anh em, tôi xin anh em đừng làm bậy. Đây tôi có hai đứa con gái chưa ăn ở với đàn ông, tôi sẽ đưa chúng ra cho anh em; anh em muốn làm gì chúng thì làm, nhưng còn hai người này, xin anh em đừng làm gì họ, vì họ đã vào trọ dưới mái nhà tôi." Chúng đáp: "Xê ra! Tên này là một kiều dân đến đây trú ngụ mà lại đòi xét xử à! Chúng tao sẽ làm dữ với mày hơn là với những tên kia!" Họ xô mạnh ông Lót và xông vào để phá cửa. Nhưng hai người khách đưa tay kéo ông Lót vào nhà với mình, rồi đóng cửa lại.(STK 19:4-10)

Thông điệp của đoạn này thật rõ ràng. Các người Sôđôm là người đồng tính luyến ái muốn liên hệ tính dục với những người thanh niên ở trong nhà. Ông Lót cho họ con gái ông, nhưng họ không thích. Ít giờ sau, Sôđôm bị Thiên Chúa thiêu hủy để đền tội dân chúng phạm -- đó là các hành vi đồng tính luyến ái. Sự thật này được Tân Ứớc xác nhận:
Như Sôđôm, Gômôra và các thành lân cận cũng có cùng một thái độ như họ, buông tuồng trong việc tà dâm, và chạy theo những chuyện xác thịt trái tự nhiên, thì đã được dùng để làm gương, bằng cách chịu phạt trong lửa đời đời. (Giuđa 7)

Nhưng không phải chỉ có những đoạn này trong Thánh Kinh lên án hành vi đồng tính. Cựu Ước còn có một câu khác lên án cách rõ ràng: "Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm." (Levi 18:22).

Và những câu này không chỉ được giữ trong Cựu Ước mà thôi.
"Vì lý do đó mà Thiên Chúa đã để mặc họ theo dục tình đồi bại. Phụ nữ của họ đã đổi những liên hệ tự nhiên lấy những liên hệ trái tự nhiên. Ðàn ông cũng thế, bỏ liên hệ tự nhiên với phụ nữ để nôn nao thèm muốn lẫn nhau. Ðàn ông làm việc tồi bại với đàn ông, và như thế chuốc vào thân hình phạt xứng với sự suy đồi của họ." (Rom1:26-27)

Thật khó vô cùng cho những Kitô hữu cấp tiến giải thích câu này cách ngược lại. Ở đây không chỉ nói đến việc dâm loàn hay hiếp dâm của người đống tính; nhưng Thánh Phaolô chống lại bất cứ liên quan đồng tính nào (mà ngài diễn tả là "trái tự nhiên," "tồi bại" và "đồi bại").

Các Kitô hữu cấp tiến bị trói tay. Sau cùng, một người làm thế nào mà dung hòa đồng tính luyến ái với Thánh Kinh? Xem ra giải pháp của họ là lấy đi quyền về luân lý của Thánh Kinh, và giải thích vòng vo để tránh thông điệp thật rõ ràng này.

9. "Người Công Giáo nên theo lương tâm trong mọi sự... dù là phá thai, ngừa thai, hay phong chức thánh cho phụ nữ."

Ðúng --Sách Giáo Lý nói rất thẳng, "Con người có quyền hành động theo lương tâm và sự tự do để tự mình quyết định về luân lý. "Không được cưỡng bách ai hành động trái với lương tâm của họ. Cũng không được ngăn cản họ hành động theo lương tâm, đặc biệt là trong những vấn đề tôn giáo " (1782). Giáo huấn này là trọng tâm của điều gọi là có ý chí tự do.

Nhưng điều đó không có nghĩa là lương tâm chúng ta không phải chịu trách nhiệm hay có thể gạt luật của Thiên Chúa ra ngoài. Ðây là điều mà Giáo Lý gọi là có "một lương tâm được huấn luyện chu đáo."

Sách Giáo Lý trao cho lương tâm con người một trách nhiệm nặng nề:
"Lương tâm luân lý, hiện diện trong lòng người, ra lệnh vào lúc thích hợp cho con người làm lành lánh dữ.... Lương tâm chứng nhận quyền bính của chân lý bằng cách chiếu theo Sự Thiện Hảo tối thượng (Thiên Chúa), là Ðấng mà con người được thu hút và đón nhận mệnh lệnh. Khi nghe theo tiếng lương tâm, người khôn ngoan có thể nghe tiếng Thiên Chúa đang nói" (1777).

Nói cách khác, lương tâm chúng ta không phải chỉ là "cái gì chúng ta cảm thấy đúng"; mà là những gì chúng ta phán quyết là đúng dựa theo những điều chúng ta biết là giáo huấn của Thiên Chúa và Hội Thánh. Và để phán đoán, chúng ta có nhiệm vụ học hỏi và cầu nguyện rất cẩn thận về những giáo huấn này. Sách Giáo Lý có trọn một phần dành riêng cho việc huấn luyện lương tâm cách kỹ lưỡng -- và nó quan trọng thế nào trong việc quyếtb định đúng.

Và sau cùng, dù đúng hay sai, chúng ta vẫn chịu trách nhiệm về việc chúng ta làm: "Lương tâm giúp chúng ta gánh nhận trách nhiệm đối với việc chúng ta làm" (1781). Khi được đào luyện đúng, nó giúp chúng ta thấy khi nào chúng ta làm sai và cần được tha thứ tội lỗi chúng ta.

Bằng cách cố gắng để có một lương tâm được đào luyện hoàn toàn, chúng ta thật sự cảm nghiệm được sự tự do lớn lao, vì chúng ta được lôi cuốn lại gần chân lý vô cùng của Thiên Chúa. Nó không phải là một gánh nặng hay là một cái gì ngăn cản chúng ta làm điều chúng ta thích; nhưng là một sự hướng dẫn giúp chúng ta làm những gì là đúng. "Việc giáo dục lương tâm đảm bảo sự tự do và đem lại bình an trong tâm hồn" (1784).

10. Phương Pháp Tự Nhiên chỉ là một cách ngừa thai của Công Giáo."

Phương Pháp Tự Nhiên (PPTN) có kẻ thù mọi mặt. Có người tin rằng đó là một cách ngừa thai khác thiếu thực tế (mà cách nào họ cũng không cho là có tội) trong khi người khác lại cho rằng nó cũng xấu chẳng khác gì ngừa thai.. PPTN phải đi giữa ranh giới của hai cực đoan.

Trước nhất, vấn đề chính của việc ngừa thai là nó ngược lại với bản chất của cơ thể chúng ta -- và cách chung sự tự nhiên. Mục đích của nó là tách rời hành động (tính dục) ra khỏi hậu quả (có thai), chính là hạ sự thánh thiện của tính dục xuống thành sự theo đuổi lạc thú thuần túy.

PPTN, khi dùng vì lý do chính đáng, thì còn hơn là một dụng cụ được dùng để xem đôi hôn nhân có phương tiện (dù là tài chánh, thể lý, hay tâm lý) để đón nhận một đứa trẻ vào cuộc đời của họ. Nó liên quan đến việc hiểu biết chính thân thể của mình, cẩn thận lưu tâm đến hoàn cảnh của bạn trong cuộc đời, thảo luận vấn đề với bạn đời, và trên hết là cầu nguyện. Thay vì thoát ly thực trạng đầy đủ của tính dục, bạn tham gia vào đó với một sự hiểu biết hơn về mọi khía cạnh liên quan.

Những người ủng hộ việc hạn chế sinh sản chỉ vào những người không thể cố gắng có thêm con, hay sức khỏe có thể bị nguy hiểm vì mang thai thêm. Nhưng đó là những lý do hoàn toàn chính đáng để dùng PPTN -- những hoàn cảnh mà phương pháp này hoàn toàn hiệu quả -- và Hội Thánh cho phép dùng nó.

Những người khác nghĩ rằng dùng bất cứ phương thức nào để giới hạn số con trong gia đình là đóng vai Thiên Chúa, hơn là để Ngài cung cấp cho chúng ta như Ngài thấy cần. Ðúng là chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa và luôn chấp nhận sự sống Ngài ban cho chúng ta, nhưng chúng ta không phải hoàn toàn buông xuôi về phương diện này.

Thí dụ, thay vì phung phí tiền bạc lung tung và nói rằng "Thiên Chúa sẽ cung cấp," các gia đình cẩn thận dự trù ngân sách tài chánh và cố gắng không tiêu xài quá khả năng của mình. PPTN cũng giống như ngân sách đó, giúp chúng ta suy nghĩ đến hoàn cảnh của chúng ta trong cuộc đời và hành động theo đó trong tinh thần cầu nguyện. Biết mình và dùng trí khôn cùng ý chí tự do, thay vì thụ động mong chờ Thiên Chúa lo liệu mọi sự, là một phần của bản tính con người. Chúng ta được mời gọi để trở nên những người quản lý tốt các hồng ân Chúa ban; chúng ta phải cẩn thận đừng coi thường các ân huệ này.

11. "Người ta có thể vừa ủng hộ phá thai (tự do chọn lựa) vừa đồng thời là Công Giáo."

Trong khi đây là một huyền thoại thông thường nhất mà người Công Giáo hiểu về đức tin của họ, nó cũng là một điều dễ đánh tan nhất. Sách Giáo lý không chẻ một chữ nào khi nói về phá thai: nó được liệt kê cùng với tội giết người trong các tội phạm đến điều răn thứ năm, "Chớ giết người."

Những đoạn sau nói rõ: "Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ cách tuyệt đối từ giây phút thụ thai" (2270). "Ngay từ thề kỷ thứ nhất Hội Thánh đã xác nhận sự dữ về luân lý của mọi cuộc phá thai cố tình. Giáo huấn này không thay đổi và sẽ không bao giờ thay đổi" (2271). "Hợp tác chính thức vào việc phá thai là tội trọng. Hội Thánh gán hình phạt vạ tuyệt thông cho các tội phạm đến sự sống con người" (2272).

Có thể nói rõ ràng hơn thế nữa. Tuy nhiên, có những người sẽ lý luận rằng là người "tự do chọn lựa" không có nghĩa là ủng hộ phá thai; nhiều người cho rằng phá thai là sai, nhưng không muốn áp đặt tư tưởng của mình trên người khác.

Ðó là lại là luận "điều đúng cho bạn có thể không đúng cho tôi" mà thôi. Hội Thánh cũng có câu trả lời cho lập luận này: "Những quyền bất khả xâm phạm của con người phải được xã hội dân sự và chính quyền nhìn nhận và tôn trọng. Những quyền này không lệ thuộc vào các cá nhân, hay cha mẹ, cũng không phải là một nhân nhượng của xã hội và của quốc gia, nhưng thuộc về bản tính con người và gắn liền với con người do chính hành động sáng tạo của Thiên Chúa mà từ đó sinh ra con người" (2273)..

Tính linh thiêng của sự sống là một chân lý phổ quát không thể coi thường được. Khuyên ai phá thai, hay ngay cà bỏ phiếu cho các chính trị gia cổ võ việc phá thai, là một tội trọng, vì nó đưa người khác đến tội trọng - là điều mà Sách Giáo Lý gọi là làm gương mù (2284).

Hội Thánh mạnh dạn và dứt khoát chống phá thai, và chúng ta là người Công Giáo cũng phải khẳng định lập trường của chúng ta như thế.

12. "Việc người ta nhớ lại cuộc sống ở kiếp trước chứng tỏ rằng luân hồi là đúng... và quan điểm của Kitô Giáo về Thiên Ðàng, Hỏa Ngục là sai."

Khi xã hội trở nên mê hoặc nhiều hơn với những hiện tượng siêu hình, chúng ta có thể chắc sẽ thấy thêm những vụ nhận rằng "nhớ lại kiếp trước". Quả thật, bây giờ có những tổ chức giúp bạn trở lại các kiếp trước của bạn bằng cách dùng thôi miên.

Trong khi điều này có thể thuyết phục một số người, chắc chắn rằng không thuyết phục được những người quen thuộc với thôi miên. Hầu như ngay từ đầu, các nhà khảo cứu đã ghi nhận rằng các bệnh nhân ngủ mê trong lúc bị thôi miên thường thêu dệt những câu chuyện ký ức phức tạp, mà sau đó được tỏ ra là không có thật. Những nhà chữa trị danh tiếng đã biết rõ hiện tượng này, và cẩn thận cân nhắc những gì bệnh nhân nói khi bị thôi miên.

Ðáng buồn là đây không phải là trường hợp đối với những người muốn tìm "bằng chứng" của luân hồi. Có lẽ thí dụ điển hình nhất của sự bất cẩn này là trường hợp nổi tiếng của Bridey Murphy. Nếu bạn không biết chuyện đó, thì đây là một tóm lược: Năm 1952, một bà nội trợ ở Colorado tên là Virginia Tighe được thôi miên. Bà bắt đầu nói giọng Ái Nhĩ Lan và cho rằng có thời bà là một phụ nữ tên là Bridey Murphy sống ở Cork, Ái Nhĩ Lan.

Câu chuyện của bà ta được viết thành cuốn sách bán chạy nhất, "Cuộc tìm kiếm Bridey Murphy," và được nhiều chú ý. Các ký giả lục xoát khắp Ái Nhĩ Lan để tìm người nào, hay chi tiết nào có thể xác nhận việc trở lại kiếp trước này. Trong khi không tìm được gì, trường hợp của Bridey Murphy tiếp tục được dùng để chống đỡ các lý luận về luân hồi.

Ðây là một điều bẽ bàng, vì Virginia Tighe bị phanh phui là giả trá vài chục năm qua. Thử nghĩ xem, các bạn bè của Virginia nhớ lại trí tưởng tượng linh động của bà, và khả năng bày đặt những câu chuyện phức tạp (thường xoay quanh tài nhái giọng mà bà ta đã đạt đến mức hoàn bị). Không những chỉ có thế, mà bà còn rất thích Ái Nhĩ Lan, một phần vì tình bạn với một phụ nữ người Ái mà tên họ là -- bạn oán xem -- Bridie.

Hơn nữa, Virgiania thêm vào câu chuyện trong lúc bị thôi miên nhiều điều khác nhau từ chính đời sống của bà (mà không cho nhà thôi miên biết sự song đôi này). Thí dụ, Bridey diễn tả về "Bác Plazz," mà các nhà nghiên cứu cho là cách nói sai của người Gaelic "Bác Blaise." Tuy thế họ bị cụt hứng khi khám phá ra rằng Virginia có một người bạn khi còn nhỏ mà bà gọi là "Bác Plazz."

Các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi Virginia nhảy điệu jig của Ái Nhĩ Lan trong một lần bị thôi miên.. Làm sao mà một bà nội trợ ở Colorado lại học được cách nhảy jig? Ðiều huyền bí này được giải quyết khi người ta biết rằng Virginia đã học điệu nhảy này khi còn bé.

Như trường hợp Bridey Murphy cho thấy, những việc nhận là trở lại tiền kiếp luôn luôn gợi cảm hơn thức tế. Cho đến ngày nay, chưa có một trường hợp nào chứng minh được là có một người nhớ lại được kiếp trước. Chắc chắn là cò nhiều câu chuyện đã được kể lại dưới sự kiểm soát của một nhà thôi miên, tuy nhiên, bằng chứng của luân hồi (giông như Nàng Tiên Răng) vẫn tiếp tục tránh né chúng ta.


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Anh giáo – lịch sử và một số điều khác biệt với Công giáo


Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdbSat, 10/24/2009 - 19:21 — duyet
Anh giáo – lịch sử và một số điều khác biệt với Công giáo. Trong thời gian sắp tới chắc chắn ĐTC và Thánh bộ Đức tin và Phụng tự phải làm việc song song với giáo hội Anh giáo Truyền thống để điều chỉnh những cốt lõi của niềm tin...

I. LỊCH SỬ:

Giáo hội Công giáo được bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 ở Anh quốc, khi Đức Giáo hoàng Gregoriô Cả sai thánh Augustinô sang thuyết phục các tín hữu vùng Celtic tùng phục quyền bính người kế vị các tông đồ...

Danh xưng Anh giáo có nghĩa là “thuộc về Anh quốc”, và khởi đi từ khi hoàng đế Henry VIII ly khai với Giáo hội Roma, nhưng Giáo hội Anh giáo hiện diện khắp năm châu. Giáo Anh giáo đã lan tràn ra cả thế giới trong các nước thuộc địa của Anh và các nơi mà những nhà truyền giáo nói tiếng Anh đặt chân tới.

Mặc dù tách ly khỏi Giáo hội Roma nhưng giáo hội Anh giáo là do Giáo hội được lưu truyền từ các tông đồ cho tới năm 1536, Anh giáo dưới thời hoàng đế Henry VIII khi đức vua giải án và đóng cửa các tu viện Công giáo vào năm 1536 và ly khai khỏi quyền cai quản của Roma.

Có một đồng thuận, đặc biệt tại Hoa Kỳ rằng vua Henry VIII là người thành hình ra Anh giáo khi đức vua giận dữ vói Đức thánh cha vì ngài từ khước cho phép vua ly dị với hoàng hậu Catherine thành Aragon mà tái hôn lại.

Kèm theo những dồn nén khác như chính trị tôn giáo và nhiều yếu tố khác trước những lời giảng dậy của Đức Kitô cũng như các truyền thống tập tục mà nảy sinh ra nhiều giáo phái khác nhau ngay trong hàng ngũ Anh giáo.

Phong trào ‘Cải cách’ của Anh giáo được đặt căn trên hai nguyên tắc.

Trước hết, các nhà cải cách nhìn nhận mỗi giáo hội tại mỗi quốc gia được độc lập và lệ thuộc vào luật dân sự. Hoàng gia Anh là ‘vị cầm đầu tối cao của Giáo hội’ và giáo hội phủ nhận quyền bính của Đức giáo hoàng. Giáo hội Anh giáo tự trị về mọi hình thức phụng tự. Ngôn ngữ được xử dụng trong phụng vụ là ngôn ngữ bình dân để mọi người có thể hiểu. ĐTGM thành Canterbury, là giáo chủ cai quản như vị cầm đầu giữa các vị giám mục có quyền ngang hành với ngài trong các giáo hội địa phương, nên vai trò của giáo chủ Canterbury không giống như vai trò của ĐTC, chỉ tương tự ‘thượng phụ’ trong giáo hội Đông phương.

Điều thứ hai là dù giáo hội đã cải cách, nhưng vẫn giữ một sự liên tục từ các thánh tông đồ. Giáo hội Anh giáo có cuốn Cuốn Thánh Kinh của nhóm Cải Cách, một kinh tin kính; tin vào bí tích Thanh Tẩy và Thánh Thể. Các bí tích là những dấu chỉ hiển hiện giúp người tín hữu hiểu được sự tác động vô hình nhưng rất thực của Thiện Chúa. Anh giáo cũng khước từ một số những tín điều của Công giáo. Giáo hội Anh giáo xưa được cải tổ thành Anh giáo nhưng vẫn tự hào là Tông Truyền, Công Giáo, Cải Cách và Tin Lành.

Hiện nay theo số thống kê thì Anh giáo có khoảng 80 triệu tín đồ chia thành 44 miền và trải dài trên 160 quốc gia.

ĐTG Anh giáo John Hepworth đứng đầu giáo hội Anh giáo truyền thống với khoảng 400,000 tín hữu Anh giáo - Công giáo sẽ về hiệp nhất với Giáo hội Công giáo. Ngài cho hay lý do chính Anh giáo truyền thống tách ra khỏi Anh giáo vì lý do Anh giáo đã truyền chức cho nữ giới.

Ngoài ra cũng còn nhiều giáo hội Anh giáo địa phương khác sẽ về hiệp nhất với Công giáo. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và chờ đợi...

II. NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG GIÁO VÀ ANH GIÁO:

Trong thời gian sắp tới chắc chắn ĐTC và Thánh bộ Đức tin và Phụng tự phải làm việc song song với giáo hội Anh giáo Truyền thống để điều chỉnh những cốt lõi của niềm tin...

Sau đây chúng ta đề ta một số những điểm khác biệt mà với thời gian hai giáo hội đã có nhiều khác biệt về thần học. Trong thế kỷ 20, hai giáo hội cũng đưa ra những qui định khác nhau đặc biệt về vấn đề liên quan tới đời sống luân lý. Sau đây là một số những khác biệt:

Công giáo tin có luyện ngục để được thanh tảy sau khi chết, còn Anh giáo thì không.

Công giáo tin rằng bánh và rượu sau khi truyền phép trở thành mình máu Chúa thật trong Thánh Thể, còn Anh giáo thì không.

Công giáo tin tưởng ĐTC có quyền trên tòan Giáo hội, còn ĐTGM Anh giáo George Cary cho rằng ngài không có vấn đề với tư tưởng một quyền tối thượng “phổ cập”, nhưng quyền đó phải được xét lại về bản chất và năng quyền.

Chỉ có Giáo hội Công giáo tin vào ơn bất khả ngộ của ĐTC. Ngài không sai lầm khi Ngài giảng dậy nhân danh quyền kế vị và tuyên phàn từ ngai tòa thánh Phêrô về các lãnh vực đức tin và luân lý.

ĐTC có quyền tối cao trong Giáo hội Công giáo La mã. Còn trong Anh giáo thì những quyết định cần có sự đồng thuận của tín hữu, của giáo sĩ và các giám mục.

Anh giáo không tin vào tìn điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Họ cũng không nhận là Đức Mẹ được đưa về trời cả hồn lẫn xác. Họ cũng không tin sự đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ với Chúa Giêsu.

Trong Công giáo có rất ít các linh mục có gia đình, còn giám mục thì không được có gia đình.

Trong Công giáo phụ nữ không được quyền làm linh mục. ĐTC đã khẳng quyết về điều này và không còn bàn cãi nữa. Trái lại vào năm 2003, Anh giáo đã truyền chức cho hai linh mục nữ giới ở Hồng Kông và một trong hai vị đã được tấn phong giám mục. Sau đó nhiều giáo hội Anh giáo khác cũng đã truyền chức cho nữ giới.

Một số giáo hội Anh giáo đã chấp nhận cho nữ giới được tấn phong làm giám mục.

Công giáo thì không cho phép ly dị và tái hôn; nhưng Anh giáo thì được phép.

Trong Công giáo thì việc ngừa thai nhân tạo bị cấm, mặc dầu nhiều người xử dụng phương pháp này. Với Anh giáo thì đây là vấn đề riêng tư cá nhân chứ không còn là vấn đề của tôn giáo nữa.

Công giáo cấm phá thai còn Anh giáo thì cho với điều kiện...

Năm 2001, Giáo phận tân Westminster, ở Columbia thuộc giáo hội Anh giáo Canada bàu phiếu tán đồng cho phép làm đám cuới cho những người đồng tính luyến ái. Và tháng 1/2003-JAN, Rowan Williams được bàu làm TGM Canterbury, Ngài ủng hộ việc bình đẳng cho phép lập gia đình khác phái cũng như cùng phái. Cũng năm 2003 Đại hội của Giáo hội Episcopal ở Hoa kỳ tấn phong giám mục cho Gene Robinson làm GM giáo phận New Hampshire. Vị giám mục này đã ly dị vợ và hiện nay sống đồng tính luyến ái với một người đàn ông khác.

Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb



nguồn: VietCatholic News (23 Oct 2009 23:54)

Lời cầu nguyện nhân ngày Lễ kính thánh Phaolô trở lại, Tông Đồ Của Chúa


Tuyết Mai1/25/2011


--------------------------------------------------------------------------------

Lậy Chúa! Xin cho tất cả chúng con là phường tội lỗi đây được trở nên tông đồ của Chúa; giống như Thánh Phaolô của Chúa xưa. Thật không thể tưởng tượng được, một con người ngang tàng dữ dằn và chuyên lùng kiếm những ai theo Chúa, bắt bớ đem họ về để tra tấn và giết chết. Quả thật làm con người chúng ta không thể nào hiểu được Thánh Ý Chúa như thế nào!?. Có phải rằng Thánh Phaolô xưa kia cũng thuộc thành phần vô thần và theo chủ nghĩa hà khắc ác độc đối với những ai theo đạo Chúa?. Cũng như ngày nay trên thế giới cũng còn vài quốc gia đang thờ chủ nghĩa cộng sản vậy!. Nhưng chúng ta đâu được biết Chúa sẽ chọn và tuyển bao nhiêu người trong những quốc gia độc tài và độc quyền đó?. Trong quá khứ cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng có rất nhiều người sống một cuộc sống vô thần chẳng tin có Đấng Tối Cao nào trong vũ trụ cả!. Tất cả Chúa của họ là tiền tài, thế lực, và công danh sự nghiệp. Ngoài ra tất cả chỉ là chuyện tầm phào; do con người tạo nên một Đấng để họ thờ phượng. Rồi bất chợt một ngày họ được Ánh Sáng Chúa chiếu sáng trên tâm hồn, trái tim, và trong lòng của họ. Do một sự sắp xếp giống như vô tình, nhưng đấy thật sự là sự sắp xếp của Chúa. Chương trình của Ngài dành cho từng người chúng ta thật không ai có thể hiểu nổi cho được. Nhưng sự chuyển đổi đó cho một tâm hồn đang trống trải, không hy vọng, không ngày mai, tuyệt vọng, và chán nản; như bừng tỉnh dậy do Ánh Sáng Chúa chiếu soi trên con người của họ như một phép lạ và là sự nhiệm mầu để giúp Chúa một bàn tay tiếp nối. Để một người thật tội lỗi nhờ ơn Chúa nay đã được thay đổi toàn diện, từ trong ra ngoài. Phải gọi là Phép Lạ vì họ như từ cõi chết nay được sống lại trong Tình Yêu Chúa Kitô, sau khi họ được nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần.

Thật tuyệt diệu thay! Thật hạnh phúc và sung sướng thay! Một con người trước kia chưa nhận biết Chúa đã sống một cuộc sống như một tên tù chung thân; bị trói buộc trong một guồng máy sống mà hoàn toàn không được tự do cho chính bản thân mình. Muốn giầu có thì phải có địa vị thật cao; mà có địa vị thật cao thì lại càng bị ràng buộc vào những điều lệ do chế độ Cộng Sản họ đặt ra. Càng cao bao nhiêu thì tội ác càng nhiều. Tội ác càng nhiều mới đạt được thành tích cao. Cuộc đời cứ thế trôi hoài, trôi mãi trong những tháng năm dài sống bất mãn, dưới những con mắt luôn dò xét và dòm chừng lẫn nhau. Chế độ độc tài và độc đoán thường hay đả kích nhau, dành ghế, dành quyền, và dành những bổng lộc lớn. Nhưng sự thật trong cuộc sống của ngày hôm nay, nếu chúng ta nhìn thật kỹ thì dù cho một quốc gia có được tự do trong mọi lãnh vực thì con người ta cũng vẫn bị trói buộc vào những thứ chóng qua chóng tàn. Danh vọng, thế lực, và tiền tài. Ngày nay chúng ta thật sự cần những thánh nhân như Thánh Phaolô, có lòng nhiệt thành và nhiệt huyết, từ bỏ cuộc sống cũ nhờ Ơn Chúa Thánh Thần; để được tái sinh trong ân nghĩa Chúa. Có được ơn Chúa Thánh Thần, con người sẽ được Thần Khí biến đổi và thánh hóa; sống một cuộc sống có ý nghĩa, trách nhiệm, chí hướng, tích cực, và có cùng đích hơn. Không ngờ Chúa chỉ nhờ một người như Thánh Phaolô (là người ngoại đạo) lại tích cực hơn cả trong sự dẫn dắt những con người lầm đường lạc hướng, biết đi theo con đường chính nghĩa mà Thiên Chúa đã mạc khải cho ngài và trọng trách của ngài là đem tất cả trở về cho Chúa.

Chúng ta đã được học hỏi rất nhiều nơi Thánh Phaolô, vì ngài được Chúa tuyển chọn cách rất đặc biệt, giao cho ngài một trọng trách mà chính ngài đã phải gặp nhiều khó khăn cũng giống như mọi tông đồ Chúa gặp phải là bắt bớ, tù đầy, và cuối cùng chết cho Chúa cách rất xứng đáng. Thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng cảm thấy Thánh Phaolô rất gần gũi với chúng ta; vì ngài là con người trước kia ác độc, dùng quyền của mình mà uy hiếp gian cầm ngay cả giết chết con người của Chúa. Sống mà chẳng biết tương lai mình đi về đâu; và chắc rằng chẳng tin có cuộc sống vĩnh cửu thì ông Giêsu là ai ngài cần gì để biết. Với cái tánh sẵn có là hung hãn và dữ tợn của ngài thì ai tin vào ông Giêsu ấy, đều bị ngài bắt và giết dù là nam hay nữ.

Lậy Chúa Giêsu! Chính Ngài đã đánh bại cái tánh hung hãn ấy của Thánh Phaolô. Chiếu soi Ánh Sáng an bình của Ngài trên thánh nhân. Biến đổi toàn diện con người của ngài, để trở nên con người hữu ích của Chúa. Xin Chúa cũng biến đổi chúng con ngày nên giống Chúa. Dẫu chúng con đã được ơn Chúa Thánh Thần từ cái ngày còn được ẵm bồng. Nhưng vì cuộc đời chung quanh chúng con đã làm chúng con ra hư hỏng ra đốn mạt Chúa ơi!. Có phải vì chúng con luôn yếu đuối luôn tham lam nên luôn sống xa Chúa. Sống ở trên đời chúng con chỉ có hai sự lựa chọn, một là bỏ tất cả để được có Chúa, hai là bỏ Chúa để có được mọi thứ phù du chóng qua. Xin cho chúng con có can đảm để nhìn vào sự thật và biết chọn cuộc sống vĩnh cửu muôn đời ở mai sau; vì đó mới là cùng đích và đó mới là sự khôn ngoan khi chúng con biết chọn Chúa. Amen.

Bảy Mẹo Nhỏ Giúp Chúng Ta Cầu Nguyện

Cầu nguyện trong thinh lặng

Bảy mẹo giúp chúng ta cầu nguyện


--------------------------------------------------------------------------------

Thán Gioan Thánh Giá đã từng nói: “Hãy chú ý đến lý do của chúng ta để trình bày chúng tới Thiên Chúa qua lời cầu nguyện.”

Đôi lúc, chúng ta cần phải có một khởi điểm nào đó để giúp chúng ta trong đời sống cầu nguyện. Sau đây là bảy mẹo nhỏ giúp chúng ta hiện thực được điều đó.

Mẹo 1: Mỗi Một Nổ Lực Cầu Nguyện Cũng Phải Tương Đồng Với Một Hành Động Của Đức Tin.

Khi một người nào đó chuyện trò với Thiên Chúa, cho dẫu là bằng những ngữ từ của riêng mình hay theo những lời nguyện đã được soạn sẳn, thì người đó cũng phải ngầm định rằng có một Người Khác nào đó, đang đón nhận những lời nguyện cầu mà mình gởi đến.

Sự ngầm định đó trong đời sống cầu nguyện nhằm ám chỉ rằng có một Đấng quyền năng hiện hữu đang hiện diện. Vì rằng, bản chất của việc cầu nguyện chính là ám chỉ đến Người Khác, và hành động đó, đối với chúng ta, giống như là một cuộc vật lộn của đức tin trong việc cố gắng vượt ra khỏi chính chúng ta hòng để đến với Thiên Chúa.

Mẹo 2: Tất Cả Mọi Nổ Lực Cầu Nguyện Đều Là Tốt Đẹp Cả

Ý nghĩa sâu sa của nhận xét trên chính là lời đáp trả cho những ai cho rằng việc cầu nguyện trông có vẽ như khô khan, không rõ ràng hay chẳng có hiệu quả gì cả, vì rằng, đó chính là một phần của đức tin. Cứ mỗi lần chúng ta cố gắng cầu nguyện, thì sự cố gắng đó có sức đẩy của riêng nó qua ơn huệ, cũng như dưới cái nhìn của Thiên Chúa.

Như Thánh Phaolô đã nói với chúng ta rằng: “Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Thư Gởi Rôma 8:26-27).

Điều này cho thấy rằng việc cầu nguyện khởi điểm từ chính Chúa Thánh Thần thậm chí trước cả khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện. Chúa Thánh Thần chính là năng lượng nhằm cho phép chúng ta bắt đầu việc cầu nguyện.

Mẹo 3: Phải Chân Thành Rộng Mở Trong Việc Cầu Nguyện Trước Khi Thực Hiện Việc Cầu Nguyện

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng cầu nguyện chính là việc sử dụng rất nhiều ngữ từ, hoặc là của riêng chúng ta hoặc là được trích ra từ những lời nguyện truyền thống. Tuy nhiên, trước khi chúng ta bắt đầu diễn đạt những mong ước trong trái tim của chúng ta qua lời cầu nguyện, chúng ta cần phải có một sự biểu hiện nào đó trong việc đặt chính bản thân của chúng ta trước sự hiện diện của Thiên Chúa.

Sự biểu hiện đó, có thể được bắt đầu từ giây phút thinh lặng, hay việc hồi tưởng để bước vào sự hiện diện của Thiên Chúa hay tưởng nhớ đến Ngài. Vì thế, cầu nguyện chính là việc suy tư, và chuyển hướng lương tâm của chúng ta đến với Thiên Chúa.

Mẹo 4: Tất Cả Mọi Lời Cầu Nguyện Kitô Giáo Đều Là Lời Cầu Nguyện Hiệp Thông

Dẫu rằng người ta cầu nguyện trong sự thanh vắng – như Chúa Giêsu đã phán dạy chúng ta rằng: “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo” (Máthêu 6:5) – thì sự kín đáo đó không đồng nghĩa với việc chỉ có mỗi một cá nhân của chúng ta không thôi. Khi chúng ta đứng cầu nguyện trước Thiên Chúa, thì có nghĩa là chúng ta đang đứng cầu nguyện trước một Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng.

Và khi chúng ta cầu nguyện trước mặt Thiên Chúa, thì không chỉ có chúng ta cầu nguyện không thôi, mà chúng ta còn được hổ trợ bởi sự cầu nguyện thật sự của Giáo Hội và tất cả những ai đang hiệp thông với chúng ta như “đám mây vĩ đại của tất cả mọi nhân chứng.”

Mẹo 5: Cầu Nguyện Chính Là Sự Hổ Tương

Khi chúng ta cầu nguyện, tức là chúng ta đang hiệp thông với Thiên Chúa, mặc cho sự im lặng của Ngài. Như Thánh Vịnh 123:2 có nói: “Quả thực như mắt của gia nhân hướng nhìn tay ông chủ, như mắt của nữ tỳ hướng nhìn tay bà chủ, mắt chúng ta cũng hướng nhìn lên Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tới khi Người xót thương chút phận.”

Mặc dầu Ngài trông có vẽ như im lặng, thế nhưng Ngài vẫn kiên nhẫn đứng đó và lắng nghe chúng ta, và chỉ có bằng chính cặp mắt đức tin của chúng ta, chúng ta mới có thể nhìn thấy Ngài đang lắng nghe và hổ trợ chúng ta.

Mẹo 6: Cầu Nguyện Chính Là Cách Hiện Thể Và Trở Nên Như Chính Chúng Ta Thật

Việc chúng ta trở thành những người có đời sống cầu nguyện cũng tương đồng với việc chúng ta biết dùng lời cầu nguyện như là một phần không thể thiếu được trong cung cách sống của chúng ta hằng ngày, và như là cách để chúng ta sống và tồn tại trong chính thế giới tục trần này. Nếu chúng ta xem việc cầu nguyện của chúng ta như là việc tưởng nhớ đến Thiên Chúa, thì chúng ta chẳng cần gì phải dành thời gian để tạo nên thói quen nghĩ về Ngài như là một phần trong đời sống của chúng ta. Vì rằng, việc đó chẳng đòi hỏi chúng ta bất kỳ điều gì cả, ngoại trừ việc chúng ta biết hướng trái tim của chúng ta lên với Thiên Chúa khi chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện của vẽ đẹp hay khi chúng ta khẩn cầu sự nhân từ của Thiên Chúa qua những lúc chúng ta tuôn ra những lời nói nặng nhẹ, hay hành động một cách thiếu tế nhị đối với đồng loại của chúng ta.

Như Chân Phước Cố Giáo Hoàng Gioan 23 đã nói với chúng ta rằng: “Cầu nguyện chính là việc nâng tâm trí của chúng ta lên cho Thiên Chúa. Chúng ta phải luôn nhớ đến điều này, vì khi đó những ngôn từ thật sự chẳng còn có ý nghĩa gì cả.”

Jean Pierre de Caussade mô tả về sự tưởng nhớ đó như là “bí tích về sự hiện diện của Thiên Chúa.”

Do đó, bất kỳ cố gắng có chủ ý nào để tưởng nhớ đến Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày của chúng ta, đều phải trở nên như một phần về cung cách sống của chúng ta. Việc đó giữ cho chúng ta lúc nào cũng có được sự chăm sóc và che chở của Thiên Chúa. Mặc cho những nổi trôi và giông tố của cuộc sống, lúc nào chúng ta cũng có Chúa, vì rằng đám mây hiện diện của Ngài luôn phủ vây chúng ta.

Mẹo 7: Đời Sống Cầu Nguyện Thật Sự Được Cho Đi, Chứ Không Phải Sự Đạt Được

Chúng ta được gọi mời vào đời sống cầu nguyện trước khi chúng ta bắt đầu việc cầu nguyện. Cầu nguyện chính là lời đáp trả của con người về những món quà, về những ơn huệ mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta như: thế giới mà chúng ta đang sống, cuộc sống của chúng ta, và vận mệnh sau cùng của chúng ta. Theo nghĩa đó, bản chất nhân loại thật sự của chúng ta chính là một sự chuẩn bị cho lời cầu nguyện.

Như Thánh Augustinô giảng sau khi cộng đoàn hát bài Thánh Vịnh của ngày, Ngài mới nói với họ rằng, họ phải tìm ra cho được ý nghĩa của những gì họ đang và đã hát, chứ không phải chỉ thuần tuý lặp lại như những con vẹt. Ngài nói: “Chúng ta phải biết và cảm nhận bằng chính trái tim trong sạch của chúng ta những gì mà chúng ta đã cùng nhau hát qua những giọng ca nhịp nhàng.”

Và sau cùng hết chính là, chúng ta không chọn Thiên Chúa, mà chính Thiên Chúa đã chọn chúng ta qua Chúa Kitô. Và với sự chọn lựa như vậy, Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta những gì mà chúng ta cầu khẩn vì Danh Ngài.

Nếu chúng ta tin rằng Ngôi Lời chính là trong vũ trụ bao la, qua việc Nhập Thể, và qua Chúa Kitô trong Kinh Thánh, thì lời cầu nguyện, trước khi được nói ra, trên tất cả, chính là việc biết lắng nghe.

Nguyên bản tiếng Anh của Giáo Sư Tiến Sĩ Lawrence Cunningham qua bài viết có nhan đề “7 Tips To Help You Pray” được tìm thấy trong Tạp Chí Catholic Digest số ra Tháng 01/2006 từ trang 36 đến trang 40. Dịch giả sưu tầm và chuyển ngữ.

CẦU NGUYỆN


Nguyện cầu
Lm. Giuse Trần Việt Hùng4/30/2011


--------------------------------------------------------------------------------

Cầu nguyện là tâm sự với Chúa. Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống. Thánh Marcô viết: Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống (Mc. 12,17). Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thì luôn luôn muốn kết hợp và chia xẻ. Tình yêu luôn đi tìm đối tượng yêu. Tình yêu của Thiên Chúa được in dấu trong trái tim con người. Con người tìm hướng về nguồn tình yêu. Tình yêu mời gọi tình yêu. Chúng ta nói rằng chúng ta yêu mến Thiên Chúa mà lại không đến với Người là chúng ta nói dối. Yêu nhau là muốn gắn bó, ở gần và tâm sự với nhau. Cầu nguyện là một cách thế chúng ta liên kết với Chúa trong tình yêu.

Chúng ta có thể cầu nguyện trong mọi tình huống của cuộc đời. Thiên Chúa hiện diện khắp nơi trong vũ trụ tự nhiên và trong con người. Tình yêu của Thiên Chúa không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Chúng ta có thể cầu nguyện với Chúa bất cứ khi nào và chỗ nào. Tình yêu Chúa như biển bao la và tình yêu của chúng ta ví như giọt nước hòa trong biển cả. Chúng ta sẽ được ngụp lặn trong biển tình. Cầu nguyện là ý thức Chúa đang hiện diện với chúng ta qua mọi hoàn cảnh sống, qua người thân yêu và qua chính những biến cố buồn vui của cuộc đời. Cầu nguyện là gặp gỡ Chúa như chúng bắc một chiếc cầu nối liền hai bờ bằng lời nguyện. Cầu nối kết giữa Thiên Chúa và chúng ta.

Cầu nguyện thế nào? Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cùng Chúa để ngợi khen, chúc tụng, cảm tạ và xin ơn. Có rất nhiều khi chúng ta rút bớt sự cầu nguyện bằng việc xin ơn. Chúng ta nhìn Chúa như ông chủ giầu có và đại lượng. Chúng ta cứ xin hết ơn này đến ơn khác theo ý muốn của chúng ta. Thật tốt lành khi chúng ta xin điều lành, điều thánh cho mình và cho người khác. Chúng ta luôn tin tưởng vào lòng nhân hậu của Chúa sẽ đáp lời cầu. Chúa nhắn nhủ chúng ta rằng: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt. 7,7-8). Nhưng rồi chúng ta xin điều gì? Tìm cái gì? Gõ cửa xin gì? Điều chúng ta xin có cần thiết cho phần rỗi của chúng ta hay không? Nhớ rằng Chúa Giêsu đã dậy: Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được (Mt. 6,24).

Chúng ta cần cầu nguyện luôn như Chúa Giêsu đã dậy: Đức Giêsu dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí (Lc.18,1). Cầu nguyện như hơi thở. Cầu nguyện là nhu cầu của đời sống tâm linh. Sự cầu nguyện cần thiết như cá cần sống trong nước. Chúng ta sống trong tình yêu vô bờ của Thiên Chúa. Cầu nguyện là ở lại với Chúa. Tâm sự với Chúa. Thưa truyện với Chúa. Cầu nguyện là hòa nhập trong tình yêu Chúa. Cầu nguyện để giúp chúng ta được làm sáng danh Chúa và vâng theo thánh ý Chúa. Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ càu nguyện: Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển (Mt. 6,9)

Chúng ta hãy cầu nguyện khi gặp những gian truân thử thách và đau khổ. Chúa hứa rằng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt. 11,28). Cầu nguyện khi gặp thiên tai, mất mùa, đói khát và chán nản thất vọng. Chúng ta cứ chạy đến với Chúa tìm nguồn trông cậy ủi an: Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được (Mt. 21,22). Thiên Chúa là Cha nhân từ và độ lượng. Chúa không bỏ rơi những ai cậy trông vào Chúa. Khi cầu nguyện, chúng ta không cần phải nói nhiều lời, Thiên Chúa thấu tỏ lòng của chúng ta muốn gì và Chúa sẽ ban ơn cho chúng ta theo lòng nhân hậu Chúa. Không phải bất cứ điều gì chúng ta xin là Chúa phải đáp ứng ngay. Chúa Giêsu dậy rằng: Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời (Mt. 6,7).

Cầu nguyện không phải là lộ diện cho người ta thấy mà khen. Hai người yêu nhau, họ không cần phải tỏ tình công khai ngoài đường phố. Họ có những nơi kín đáo để tỏ lộ tâm tình và chia xẻ tâm sự. Cầu nguyện với Thiên Chúa cũng thế, chúng ta cần có những tâm tình chiêm niệm và riêng tư tâm sự với Chúa, Đấng thấu tỏ mọi sự. Chúa Giêsu dạy: Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh (Mt. 6,6).

Chính Chúa Giêsu đã có nhiều lần đến nơi hoang vắng và cầu nguyện với Chúa Cha. Các Thánh sử đã ghi nhận Chúa Giêsu thường đi vào nơi hoang vắng để nguyện cầu: Người lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện (Lc. 5,16; Mt. 14,23; Lc. 6,12). Tuy sống và làm việc cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu vẫn chọn cho mình những giây phút riêng tư để kết hợp với Cha của Ngài. Thánh Marcô viết: Sau khi từ biệt các ông, Người lên núi cầu nguyện (Mc. 6,46)

Cần có thái độ khiêm nhượng trong khi cầu nguyện. Chúa Giêsu đã kể cho chúng ta hình ảnh hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái và một người thu thuế. Một kẻ thì khoe khoang kể lể đủ điều, còn kẻ khác thì đấm ngực ăn năn xin ơn tha thứ. Chúa đã khen người có lòng khiêm hạ, Ngài nói: Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên (Lc. 18,14).

Cầu nguyện với tất cả khả năng của con người. Cầu nguyện bằng ngũ quan bao gồm thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và cảm giác. Cầu nguyện được cảm nhận qua mọi hành động. Có khi chúng ta ngồi lặng yên ngắm nhìn Chúa. Chúng ta chiêm niệm sự thật sâu thẳm nơi trái tim Chúa bị đâm thâu. Có khi chúng ta nghe lời kinh, nghe khúc nhạc, nghe lời cầu nguyện và có khi chúng ta lắng nghe tiếng Chúa âm thầm mời gọi tự đáy tâm hồn. Có khi chúng ta thưởng thức những hương hoa thơm nồng của cung thánh và những mùi hương kinh ngào ngạt dâng lên Thiên Chúa qua khói trầm nghi ngút bay.

Cầu nguyện cho chúng ta được hưởng nếm những hương vị yêu thương qua Bí Tích Thánh Thể như những gịot suối nước ân tình. Chúng ta được lãnh nhận những vị ngọt ngào êm dịu của Lời Hằng Sống. Cảm nhận những xúc động, những run rẩy, những ngây ngất trong tâm trí và thân xác. Những giọt nước mắt ăn năn và những cảm xúc từ đáy tâm hồn được tỏ lộ trong khi cầu nguyện. Chúng ta được liên kết chặt chẽ với Chúa và hòa nhập trong tình yêu Chúa.

Những ân huệ của cầu nguyện giúp chúng ta bớt đi mọi sự dữ, bớt hận thù, bớt chiến tranh, bớt ghen tương, bớt tham lam, bớt ích kỷ, bớt giân hờn, bớt hoang phí, bớt chơi bời, bớt cộc cằn, bớt nói hành, nói xấu, bớt dèm pha và bớt lười biếng. Cầu nguyện làm cho chúng ta vơi bớt đi những hiềm thù và khích bác. Chúa dậy chúng ta rằng: Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em (Lc. 6,28)

Khi cầu nguyện thì tâm hồn của chúng ta sẽ thuộc về Chúa. Chúng ta sẽ được liên kết với Chúa, liên đới với nhau, được cùng chung với cộng đoàn, được lắng đọng, được mọi sự lành, được tha thứ và được yêu thương. Cầu nguyện sẽ đem lại sự bình an, thánh thiện, hòa thuận, an vui, thư thái và lãnh nhận hồng ân. Những ân thiêng sẽ giúp chúng ta sáp nhập với Chúa như cành nho dính vào thân cây nho. Chúng ta sẽ sinh nhiều hoa trái tốt lành.

Chúng ta phải cầu nguyện luôn để vững tâm vào Chúa. Có nhiều khi chúng ta chán nản vì chúng ta cầu mãi mà chẳng được và xin hoài mà Chúa chẳng đáp lời. Chúng ta chỉ muốn được thêm phần lợi cho chúng ta. Biết rằng trước khi chúng ta xin điều gì, Thiên Chúa đã biết lòng mong ước của chúng ta. Có những điều không sinh lơi cho đời sống tinh thần, Chúa sẽ cho chúng ta những ơn khác cao trọng hơn. Chúa luôn nhắc nhở các tông đồ hãy cầu nguyện luôn, vì chúng ta biết rằng nhu cầu của thân xác sẽ đòi hỏi nhiều hơn nhu cầu của tinh thần: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối."(Mc. 14,38).

Có muôn ngàn cách thế giúp chúng ta cầu nguyện liên kết với Chúa. Chúng ta có thể cầu nguyện chung hay cầu nguyện riêng. Cầu nguyện với cộng đoàn nhiều người hay với một nhóm người. Có thể đọc kinh ngoài miệng hoặc thầm thĩ trong lòng. Cầu nguyện có thể bằng hát thánh ca hay xướng thánh vịnh. Cầu nguyện có thể là suy gẫm và lắng nghe lời Chúa. Điều quan trọng của việc cầu nguyện là chúng ta dìm đắm trong sự hiện hữu và quan phòng của Thiên Chúa. Chúng ta có thể cầu nguyện mọi nơi mọi lúc: Khi thức dậy, khi ăn, khi lái xe, khi đi dạo, khi đi học, khi đi làm, khi về nhà, khi đi ngủ, khi dự lễ…cầu nguyện là luôn luôn đặt mình trước sự hiện diện của Chúa.

Học theo gương cầu nguyện nơi Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài là con người cầu nguyện. Một ngày 7 lần trong các giờ kinh nguyện và thánh lễ. Ngài cầu nguyện liên lỉ và có khi nằm sấp giang tay hàng giờ trước Nhà Tạm. Hằng đêm Ngài cầu nguyện lâu giờ trước Thánh Thể Chúa. Ngài kết hợp mật thiết với Chúa, nên Ngài dám làm tất cả vì danh Chúa. Ngài luôn mời gọi chúng ta: Đừng sợ!

Tham dự thánh lễ là sự kết hợp mật thiết với Chúa cách tốt nhất. Chúng ta sẽ được sống trong bầu khí của cộng đoàn dân Chúa, được chung lời ca tiếng hát, được xưng thú tội lỗi, được ơn tha thứ và cầu chúc bình an cho nhau. Hơn nữa, chúng ta được lắng nghe lời Chúa và được tham dự vào tiệc Thánh Thể. Chúng ta được rước Chúa ngự vào lòng, tuy dù chúng ta không xứng đáng. Chúa đến với chúng ta và ban nguồn sinh lực dồi dào.

Lạy Chúa, chúng con nguyện xin cho Danh Chúa luôn cả sáng và Nước Chúa trị đến. Xin cho chúng con sống trong bình an và gặp mọi sự may lành. Xin đừng để chúng con rơi vào cạm bẫy của ma qủy. Xin ban sức mạnh để chúng con kiên tâm vững bước theo Chúa cho đến cùng.