Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

33 CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC KÌ LẠ NHẤT HÀNH TINH

Vũ trụ bao la huyền bí luôn là tâm điểm khám phá của con người. Qua chúng, con người phần nào hiểu được sự kì diệu của Đấng Toàn Năng.Bên cạnh đó con người cũng làm ra được nhiều điều kì lạ, và điều đó càng làm phong phú thêm "Bộ sưu tập" của Đấng Tạo Hóa.
Bạn hãy là người đam mê những công trình kiến trúc. Xin đừng bỏ sót bộ sưu tập nhỏ này. Nhờ chúng mà người ta nhận thấy trí tưởng tượng và óc sáng tạo của con người là không biên giới.
Thử dạo một vòng quanh các công trình kiến trúc thuộc hàng quái nhất nhưng cũng là ngoạn mục nhất quả đất nhé!
1. Thánh đường ở Braxin



2. Mind House (tp. Barcelona, Tây Ban Nha)


3. The Crooked House (Sopot, Ba Lan)

4. Stone House (Bồ Đào Nha)

5. Chùa hình hoa sen (Delhi, Ấn Độ)


6. Kiến trúc La Pedrera (Barcelona, Tây Ban Nha)


7. Cấu trúc nguyên tử (Brussels, Bỉ)



8. Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở Niteroi, Rio De Janeiro (Braxin)



9. Thư viện Kansas (bang Missouri, Mỹ)



10. Nhà gỗ độc đáo ở xứ Wales (Anh)


11. Bảo tàng Guggenheim (Bilbao, Tây Ban Nha)


12. Toà tháp xoắn ở Dubai.


13. Chung cư 67 ở Montreal, Canada.


14. Nhà hát Casa Da Musica (Porto, Bồ Đào Nha).


15. Sân vận động Olympic (Montreal, Canada).


16. Nhà hình ốc anh vũ ở Mexico.


17. Thư viện Quốc gia ở thành phố Minsk, CH Belarus.


18. Nhà hát Quốc gia, Bắc Kinh, Trung Quốc.


19. Nhà vỏ sò ở Isla Mujeres, Mexico.


20. House Attack (Viena, Áo).


21. Bảo tàng sách Alexandrian (Ai Cập).


22. Nhà khối lập phương (Rotterdam, Hà Lan).



23. Cung điện Idea ở Pháp.


24. Nhà thờ Hallgrimur, Reykjavik, Iceland.
1600/24.jpg">

25. Công trình Eden, Anh quốc.


26. Bảo tàng Kịch nghệ, Rockchester, Mỹ.


27. Công trình Atlantis ở Dubai, Ả Rập.


28. Bầu sinh quyển Montreal, Canada.


29. Toà nhà bị đảo ngược Wonderworks, Pigeon Forge, Mỹ.


30. Toà nhà hình chiếc giỏ, bang Ohio, Mỹ.


31. Công trình Kunsthaus, Graz, Áo.


32. Toà nhà kì lạ ở Damstadt, Đức.


33. Kiến trúc bằng gỗ ở Archangelsk, Nga.



(ST)
--------------------------------------------------------------------------------

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Lại bàn về"Tứ đức"

Bốn đức tính căn bản của người phụ nữ truyền thống vẫn luôn là tiêu chuẩn đẹp nhất, lý tưởng nhất của những bạn gái hiện đại và tất nhiên nó cũng được hiện đại hóa theo tiêu chuẩn thời nay...
Công:
Tứ đức hàng đầu ấy chữ công,
May đan nấu nướng phải nằm lòng.
Thêu hồng gắng luyện nghề tinh sảo,
Tỉa cúc cần rèn nghiệp thạo thông.
Gia chánh hoa tay làm chả phụng,
Nữ công khéo dệt tạo chim công.
Thêu thùa, canh cửi nghề nhi nữ,
Công hạnh dung ngôn rạng tổ tông.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->Sự khéo léo luôn được đặt lên hàng đầu, vì người phụ nữ "vụng" hay đi đôi với "dại". Đã vụng dại thì làm sao sắp xếp được hạnh phúc, nuôi dạy con cái tốt và đảm đang công việc trong nhà?
Nhưng "công" ngày nay không chỉ bó gọn trong nội dung đó mà còn cần có nghề nghiệp. Làm tốt một nghề sẽ giúp người phụ nữ nâng cao giá trị bản thân, đóng góp được vào gia đình, xã hội và vẻ đẹp của họ càng tỏa sáng.
Dung:
Hằng nga cung quảng dáng tiên nga,
Dung mạo đoan trang đẹp mặn mà.
Mái tóc nhung huyền mềm tựa liễu,
Hàm răng hạt lựu óng như ngà.
Khăn đào, má phấn hình thanh thoát.
Yếm tía, lưng ong, dáng thướt tha.
Dáng đẹp nhưng cần trau chuốt nết,
Nụ cười chúm chím đẹp toàn gia.
<!--[endif]-->
Dung chính là dung mạo, vẻ đẹp bên ngoài và cũng phản ánh được vẻ đẹp bên trong. Một cô gái lúc nào cũng dễ cáu kỉnh, nhăn nhó, khi vừa ý thì nhảy cỡn lên, khi không ưng ý thì xịu mặt, khi xem những cuộc thi sắc đẹp thế giới ta thấy những người đẹp dù không đạt được danh hiệu cao vẫn vui vẻ, đến chia vui, chúc mừng những người chiến thắng một cách chân thành, đó chính là "dung".
Chứ không phải là khóc hu hu, tỏ ra thất vọng hoặc "mặt sưng mày sỉa". Theo nhà thơ Nguyễn Trãi thì người con gái luôn nhu hòa: "Dù no dù đói cho tươi mặt mày".
Ngôn:
Êm êm thánh thót giọng sơn ca,
Lời nói như ru, gió thoảng qua.
Thước ngọc trang hoàng từ dệt gấm,
Khuôn vàng chải chuốt ý thêu hoa.
Phun châu, yến hót lời đoan chính,
Nhả ngọc, oanh ca và giáo huấn
Âm sắc thanh tao, trang thục nữ,
Ngôn từ nhã nhặn ấm êm nhà.
<!--[endif]-->
Lời nói, ngôn ngữ của một bạn gái cũng phải giàu nữ tính, có sự mềm mại, dịu dàng, tinh tế và chọn lọc. Một cô gái có văn hóa không thể nói năng bỗ bã, vung vít, càng không thể văng tục chửi thề hoặc nói năng thiếu suy nghĩ.
Nhưng đó cũng chỉ là yêu cầu cơ bản, một bạn gái muốn vươn cao, thành đạt phải có khả năng ứng xử duyên dáng, thông minh và có tính thuyết phục trên nền tảng của sự hiểu biết sâu sắc và cái tâm trong trẻo. Người xưa có câu: "tú khẩu cẩm tâm", nghĩa là lời nói hay phải đi đôi với tấm lòng đẹp như hoa gấm.
Hạnh:

Sinh thành hai chữ, ghi công mẹ,
Dưỡng giáo đôi đằng, khắc nghĩa cha.
Giá ngọc treo cao danh tiết hạnh,
Lầu vàng gìn giữ phận nho gia.
Yên vui gia đạo tròn dâu thảo,
Đức hạnh vuông tròn sánh Nguyệt Nga
Hạnh kiểm của một bạn gái thường bị suy giảm do cách yêu đương. Một cô gái yếu kém về năng lực làm việc thường được thông cảm, nhưng khi họ yêu đương bừa bãi, hết người này đến người khác thì lập tức bị “hạ điểm" hạnh kiểm. Cho nên dù ở thời đại nào thì tình yêu chân thành, lòng chung thủy của phái nữ luôn được đánh giá cao.

Lại bàn về"Tứ đức"


Bốn đức tính căn bản của người phụ nữ truyền thống vẫn luôn là tiêu chuẩn đẹp nhất, lý tưởng nhất của những bạn gái hiện đại và tất nhiên nó cũng được hiện đại hóa theo tiêu chuẩn thời nay...
Công:
Tứ đức hàng đầu ấy chữ công,
May đan nấu nướng phải nằm lòng.
Thêu hồng gắng luyện nghề tinh sảo,
Tỉa cúc cần rèn nghiệp thạo thông.
Gia chánh hoa tay làm chả phụng,
Nữ công khéo dệt tạo chim công.
Thêu thùa, canh cửi nghề nhi nữ,
Công hạnh dung ngôn rạng tổ tông.

Sự khéo léo luôn được đặt lên hàng đầu, vì người phụ nữ "vụng" hay đi đôi với "dại". Đã vụng dại thì làm sao sắp xếp được hạnh phúc, nuôi dạy con cái tốt và đảm đang công việc trong nhà?
Nhưng "công" ngày nay không chỉ bó gọn trong nội dung đó mà còn cần có nghề nghiệp. Làm tốt một nghề sẽ giúp người phụ nữ nâng cao giá trị bản thân, đóng góp được vào gia đình, xã hội và vẻ đẹp của họ càng tỏa sáng.
Dung:
Hằng nga cung quảng dáng tiên nga,
Dung mạo đoan trang đẹp mặn mà.
Mái tóc nhung huyền mềm tựa liễu,
Hàm răng hạt lựu óng như ngà.
Khăn đào, má phấn hình thanh thoát.
Yếm tía, lưng ong, dáng thướt tha.
Dáng đẹp nhưng cần trau chuốt nết,
Nụ cười chúm chím đẹp toàn gia.

Dung chính là dung mạo, vẻ đẹp bên ngoài và cũng phản ánh được vẻ đẹp bên trong. Một cô gái lúc nào cũng dễ cáu kỉnh, nhăn nhó, khi vừa ý thì nhảy cỡn lên, khi không ưng ý thì xịu mặt, khi xem những cuộc thi sắc đẹp thế giới ta thấy những người đẹp dù không đạt được danh hiệu cao vẫn vui vẻ, đến chia vui, chúc mừng những người chiến thắng một cách chân thành, đó chính là "dung".
Chứ không phải là khóc hu hu, tỏ ra thất vọng hoặc "mặt sưng mày sỉa". Theo nhà thơ Nguyễn Trãi thì người con gái luôn nhu hòa: "Dù no dù đói cho tươi mặt mày".
Ngôn:
Êm êm thánh thót giọng sơn ca,
Lời nói như ru, gió thoảng qua.
Thước ngọc trang hoàng từ dệt gấm,
Khuôn vàng chải chuốt ý thêu hoa.
Phun châu, yến hót lời đoan chính,
Nhả ngọc, oanh ca và giáo huấn
Âm sắc thanh tao, trang thục nữ,
Ngôn từ nhã nhặn ấm êm nhà.

Lời nói, ngôn ngữ của một bạn gái cũng phải giàu nữ tính, có sự mềm mại, dịu dàng, tinh tế và chọn lọc. Một cô gái có văn hóa không thể nói năng bỗ bã, vung vít, càng không thể văng tục chửi thề hoặc nói năng thiếu suy nghĩ.
Nhưng đó cũng chỉ là yêu cầu cơ bản, một bạn gái muốn vươn cao, thành đạt phải có khả năng ứng xử duyên dáng, thông minh và có tính thuyết phục trên nền tảng của sự hiểu biết sâu sắc và cái tâm trong trẻo. Người xưa có câu: "tú khẩu cẩm tâm", nghĩa là lời nói hay phải đi đôi với tấm lòng đẹp như hoa gấm.


Hạnh:

Sinh thành hai chữ, ghi công mẹ,
Dưỡng giáo đôi đằng, khắc nghĩa cha.
Giá ngọc treo cao danh tiết hạnh,
Lầu vàng gìn giữ phận nho gia.
Yên vui gia đạo tròn dâu thảo,
Đức hạnh vuông tròn sánh Nguyệt Nga
Hạnh kiểm của một bạn gái thường bị suy giảm do cách yêu đương. Một cô gái yếu kém về năng lực làm việc thường được thông cảm, nhưng khi họ yêu đương bừa bãi, hết người này đến người khác thì lập tức bị “hạ điểm" hạnh kiểm. Cho nên dù ở thời đại nào thì tình yêu chân thành, lòng chung thủy của phái nữ luôn được đánh giá cao.

LỜI MỜI GỌI TỪ MÙA VỌNG


Mùa Vọng lại đến trong niềm vui thánh thiện của biết bao tâm hồn đang mở rộng cõi lòng đón đợi Đấng cứu độ trần gian. Trong bối cảnh của đời xã hội và Giáo hội hôm nay, việc hướng lòng lên Ngôi Hai Nhập Thể để nhận lãnh sứ điệp tình yêu từ nơi Ngài làm cho những thời khắc của Mùa Vọng càng trở nên hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Đối với một bộ phận đông đảo những người trẻ, Mùa Vọng là khoảng thời gian thuận lợi, mở ra cho họ cảnh cửa khát vọng hạnh phúc đích thực, mà Hài Nhi Giêsu là hình mẫu lý tưởng nhất.

Mùa Vọng nâng con người lên trên những thực tại đời thường, giúp họ làm chủ chính mình, có khả năng cải hoá những diễn tiến phức tạp của cuộc sống. Hơn thế nữa, con người cảm nghiệm được tâm thế của mình trước tự nhiên và xã hội khi được chính Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần đồng hành trong tư cách một con người. Vấn đề là chúng ta có ý thức được và sẵn sàng để nhận lãnh nguồn hồng ân ban tặng cho mình trong Mùa Vọng này. Quả thực, đây là đòi hỏi không dễ dàng khi chúng ta đang phải đối diện với biết bao thúc bách, nan giải của cuộc sống hôm nay. Những gì đã và đang diễn ra trong tự nhiên, trong đời sống xã hội làm cho nhiều người đặc biệt là những người trẻ cảm thấy choáng ngợp, chùn bước mặc dù chưa đến nỗi ‘sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống trên địa cầu…” (Lc 21, 26a). Tuy nhiên, trước những bóng đêm có nguy cơ đe doạ, chiếm ngự những tâm hồn, tình thương của Đấng Nhập Thể vẫn liên tục mời gọi, chỉ lối cho bạn và tôi: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21, 28)

Mùa Vọng đến, bạn và tôi “hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên” trên hành trình theo Chúa. Hơn hai ngàn năm trước, Đức Kitô đã đến trần gian và chính Ngài đã trở nên “đường, sự thật và là sự sống” cho chúng ta tiến về bờ bến vĩnh phúc. Thực tế, nhiều khi trong cuộc sống, tôi và bạn đã cảm thấy lo sợ, nhút đảm, thậm chí thất vọng trước vô vàn chướng ngại, gai góc trong đời sống xã hội và tâm linh. Những lúc đó, chúng ta đã vô tình hay tự ý biến mình thành những kẻ “khom lưng, đi còng”, bị khuất phục trước vùng tối của sự giả trá, bất công, không dám “ngẩng đầu lên” để nhìn thẳng vào Sự Thật. Mùa Vọng là lúc thuận tiện nhất để ta nhìn lại thái độ của mình và xác tín tuyệt đối vào Con Đường KiTô mà ta đã được may mắn, vinh dự đặt những bước chân hy vọng trên hành trình cứu độ.


Mùa Vọng mời gọi tôi và bạn “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21, 36a). Đó là đòi hỏi, cấp thiết xứng hợp cho mục tiêu mà Mùa Vọng hướng tới. Vậy thì ngay lúc này đây, chúng ta “phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề, vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời…” (Lc 21, 34a). Chúng ta đang mải miết với bao nhiêu dự định, công việc và cả những thú vui vô bổ đầy dẫy quanh ta. Có thể bạn cho rằng, đó là những thiết yếu của cuộc sống. Nhưng ta cần nghiệm xét xem, nó có phải là cái đích mà ta đã phải hao tổn biết bao tâm lực ? ! Đã đến lúc chúng ta cần phải tỉnh thức để nhận diện trước những bóng đêm tà ý đang vây hãm quanh ta. Hãy hướng lòng về ngày hồng phúc Giáng Sinh trong tâm tình thiện hảo, nhờ đó chúng ta sẽ được soi sáng hướng dẫn để bước đi kiên vững trên con đường của Đức Kitô.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn

TÌNH CA GIÊSU



Tình Ca Giêsu
Tôi viết bản tình ca Giêsu, vào một buổi sáng trong lành, tình yêu chiếu sáng trên Thập Tự Giá. Người đã chiếu sáng tận thẳm sâu tim tôi, Người là ai vậy? Sao hồn tôi ngập tràn niềm vui, Người là ai vậy đã xâm chiếm hồn tôi bằng những dịu ngọt. Tôi viết dâng Người khúc nhạc bản tình ca Giêsu, để ánh sáng của Người, từ sâu thẳm tâm hồn tôi ngỏ ra bằng lời tán tụng.
Giêsu, Người là ánh sáng, một ánh sáng bừng lên xoá tan vùng u tối, ngay cả khi vùng tối ấy dường như phủ trùm toàn thể nhân loại, ngạo nghễ trương cờ chiến thắng. Anh sáng của Tình Yêu vô biên thể hiện nơi Con Người Tử Tội, lấy tha thứ để chiến thắng hận thù, đem tình yêu để chinh phục sự dữ và biểu lộ sự khiêm hạ để đập tan kiêu căng.
Giêsu, Người là Đấng quá tuyệt diệu mà mỗi lần suy ngắm đều không thể cầm lòng để tim tôi cứ muốn bể ra từng mảnh. Người là ai vậy, sao chiều vàng Thập Giá trở thành Bình Minh Cứu Độ. Người là ai, tôi quá say mê như muốn dâng trao Người tất cả để được gọi Người là tất cả. Anh sáng của ngày cứu thoát bừng cháy trong tim tôi. Thân phận này Người đã mang lấy, với tất cả yếu đuối, tội lỗi, vấp ngã này. Người vấp ngã để tôi đứng vững, Người đón nhận tội lỗi để tôi được rửa sạch, Người trở thành tội nhân để tôi được tự do. Người là ai vậy. Người làm người để tôi sống xứng đáng là một con người. Giêsu ơi, tôi hết lòng cảm mến tình Người đã trao tôi, để buổi sáng nay, tôi cứ run lên từng nét chữ, lòng tôi cứ rạo rực niềm vui khôn tả.
Tôi là người, bởi Người đã làm người chết thay cho tôi. Tình Yêu của Người như men rượu nồng của ngày hôn lễ, cứ thổn thức, cứ e ấp mối tình của vô biên chạm khẽ. Giêsu, một ngôn từ quá ấm êm, ngọt hơn lời thơm ướp đượm của tình yêu ngày mới.
Người đã cho tôi tràn đầy hơn sự chứa đựng của tôi, những bình đựng nhỏ nhen, ích kỷ, đam mê này, đang bị đẩy ra ngoài để chất chứa tình Người. Cuộc đời tôi như đang bị vỡ ra vì Tình Yêu, Tình Yêu như ánh sáng chiếu vào vùng tối của tâm hồn, xé tan những chiếc lứơi dầy đặc của những tính hư , tật xấu tích luỹ từ bao ngày. Nơi đâu có ánh sáng, nơi ấy không có bóng tối. Cuộc đời này đã bao lần Người đổ rót và vẫn không ngừng tuôn đổ hồng ân của Người để khiến lòng tôi vẫn không ngừng thao thức sau mỗi lần vấp ngã.

Giêsu, Tình Yêu cần thiết cho cuộc sống này của tôi, đã bao lần muốn bội phản nhưng Tình Yêu đã giữ tôi lại và đem về, Người là ai vậy? Người hấp dẫn tôi bằng mọi đủ cách, tôi đã không thể cưỡng lại được Tình Yêu của Người. Người đã thương tôi ngay cả những lúc tôi bội phản nhất. Người đã thương tôi ngay cả lúc tôi u mê nhất. Dường như ngay ở những đam mê khốn cùng nhất lại là những lúc Người thương yêu tôi nhất. Người đã từ trên cao Thập Giá nhìn tôi bằng ánh mắt tha thứ để tội ác trong tôi trở nên niềm ân hận xót xa. Người đã thương tôi, đó là một cảm nghiệm lớn nhất để thấy được cuộc đời mình cùng được sống lại với Người.
Giêsu, bản tình ca thắp sáng đời tôi. Một bản tình ca mà tôi hát bằng những cung điệu lỗi giọng, nhưng vẫn được hoà vào trong cung điệu tình Yêu của Người. Người là người nghệ sỹ tài ba nhất, Người đã dùng ngón tay thần diệu của Người để băng bó, sửa chữa, nắn nót lại cung nhạc bị bẻ gẫy. Giêsu, nếu ngày nào cũng tôi cũng ý thức được tình Yêu của Người thì nơi đây, ngay hôm nay tôi đã được nếm phúc lộc của Nước Trời mai sau. Chính ánh sang và tình yêu của Người làm cho thân phận này trở nên ý nghĩa.
Giêsu, như bản tình ca tôi hát trên những dặm đường. Gió và bụi, những sợ lấm lem, những sợ vấp ngã đều tan biến, bởi Người là niềm tin, lòng mến yêu, sự can đảm vững mạnh của tôi. Đường Thập Giá đời tôi Người đã đi qua và đã hoàn tất. Người đã cho tôi tất cả để tôi sống dồi dào trong bóng chiều phủ bóng hình Thập Giá. Đường dẫu xa nhưng đường không còn xa bởi Người đang bước đi cùng tôi, đường dẫu xa nhưng đời đã nở hoa, những cánh hoa được tưới bằng những giọt nước rò rỉ của chiếc thùng rỉ cuộc đời tôi. Người đã biến đổi những bất toàn của cuộc đời này làm nên những nốt nhạc trong bản tình ca. Giêsu, khúc nhạc Tình Yêu, cuộc đời tôi quá nhỏ để chất chứa. Người là ai vậy? Cuộc đời tôi cứ hỏi, để đi tứ hết khám phá này đến khám phá khác, Tình yêu của Người là vô biên mà đời tôi nhỏ bé, cái nhỏ bé khát mong chất chứa sự vô biên để cuộc đời này muốn vỡ ra từng mảnh, để được khuôn đúc lại trong Người.
Giêsu, tôi muốn gọi hoài mà không hề thấy chán, bởi mỗi lần gọi, tim tôi lại bừng lên một phấn khởi mới. Người là Đấng làm nên cái mới, cái mới không ngừng lôi cuốn đổ rót, thân này sao vẫn cứ là nhỏ bé và chật hẹp để không kín nổi Tình yêu vô biên của Thập Giá. Và trong nỗi buồn ấy, tôi lại khám phá ra thân tôi là bình sành dễ vỡ, cái dễ vỡ để không còn là giới hạn của sự mỏng manh, không còn là nhỏ nhen khi đón nhận. Người đã làm cho cuộc đời tôi tan biến, không còn gì bám víu cả để được gọi Người là tất cả của tôi. Thân bình sành này lại là diễm phúc, diễm phúc như sông suối xuôi về biển cả sau khi chấm dứt hành trình của mình. Như nước đổ vượt ghềnh reo lên những thanh âm của điệu nhạc mừng vui, cuộc đời tôi đang muốn reo lên hơn thác đổ để ca vang khúc tình ca Thập Giá.
Giêsu, hơn cả khúc hát ân tình, Người đã thương tôi, một tình thương không ngừng đổ rót. Tôi quá say mê trong khúc nhạc của Người để rồi cứ muốn hát mãi, hát để cuộc đời này trở thành suối nhạc, những khúc nhạc reo vui. Điều gì đã làm tôi say mê đến thế, nếu không phải là Tình Người của chiều Thập Giá đã phủ xuống đời tôi. Tôi nhận biết rằng Người đã chết cho tôi và từ ấy tim tôi rộn lên khúc ca mới dâng kính Người.
Giêsu, Người là Tình yêu, một Tình yêu mặc lấy sự bất toàn của tôi, đễ tôi nên toàn vẹn. Giêsu, Người là Tình yêu, một Tình Yêu mặc lấy thân xác hay chết này, để tôi được sống và sống dồi dào. Giêsu, Người là Tình Yêu, một tình yêu biểu lộ bằng sự tha thứ để hận thù trong tôi bị tắt ngấm. Giêsu, Người là Tình Yêu, một Tình Yêu biểu lộ trong sự Khiêm hạ, để những kiêu căng trong tôi được san bằng cho lối đi Tình Yêu.
Xin dâng khúc hát này, để trong những khoảnh khắc cuộc đời này trở thành khúc ngoặt trong cuộc đời tôi rẽ lối. Lối rẽ về Tình Yêu vô biên của Người đã chết thay cho tôi.

Lm Giuse Hòang Kim Toan


Đức Giêsu - Người Thầy tuyệt vời

Trong đời sống, hầu như ai trong chúng ta cũng phải học: học chữ, học nghề, học ăn, học nói, học cách làm, cách sống và cả cách chết nữa. Người nào dạy một điều gì đó cũng được gọi là thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Chữ ở đây có thể hiểu là những lý lẽ thâm sâu của đời người như chữ Nhân, chữ Tín… Người Việt Nam ta rất trọng đạo thầy trò: “tôn sư trọng đạo”. Mỗi dịp lễ Tết, người học trò đều bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn người dạy dỗ mình: “Mùng một tết cha… mùng ba tết thầy”.

Đức Giêsu nói với chúng ta: “Hôm nay, nếu các ông ở lại trong lời của tôi thì các ông thật là môn đệ tôi. Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,31-32).
Trong ít phút này, chúng ta sẽ tìm hiểu Đức Giêsu là vị Thầy đặc biệt như thế nào so với các vị thầy khác trong dòng lịch sử nhân loại và mình cần phải làm gì để trở thành học trò xuất sắc của Người.
1. NHỮNG VỊ THẦY TRONG LỊCH SỬ
1.1. Con người tìm thầy dạy

Kể từ lúc thoát khỏi đời sống loài vật, con người biết dùng tinh thần để suy tư, học hỏi. Con người tìm cho mình các người thầy. Lịch sử văn minh của con người cũng là lịch sử tôn vinh những người thầy đặc biệt đã từng dạy con người sống mạnh mẽ hơn, giàu sang hơn, cao thượng hơn, tốt đẹp hơn.

Vị thầy nào càng dạy được nhiều trò, ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc sống con người thì càng được tôn vinh. Người ta hãnh diện vì được học một vị thầy danh tiếng.
1.2. Một số vị thầy đặc biệt

Thời cổ xưa, bên Tây Phương, có những vị thầy dạy con người biết suy tư như: Platon, Socrates (năm 469-399 trước CN), Aristote (384-322 trước CN), Heraclitus…

Bên Đông Phương có:

1. Đức Phật Thích Ca (560-480 trước CN, ở Ấn Độ).
2. Đức Khổng Tử (550-497 trước CN, ở Trung Quốc) và một số học trò lớn của ngài như Mạnh Tử, Tuân Tử…
3. Đức Lão Tử (ở Trung Quốc)
4. Đức Mohammed (570-632 sau CN, ở Ả Rập)…

Vào những thế kỷ đầu cho đến thế kỷ XVI, người ta tập trung và suy tư về Thiên Chúa, về con người, về vạn vật cách trừu tượng nên triết học, thần học phát triển. Trong Kitô giáo, thánh Tôma nổi bật với bộ Tổng luận Thần học.

Vào thế kỷ XVII-XVIII, người ta bắt đầu chú ý tới những giá trị về dân chủ, về bình đẳng, về những quyền lợi cơ bản của con người, về ý thức độc lập, dân tộc nên ta thấy xuất hiện những người thầy mới như Descartes, Spinoza, J.J.Rouseau...

Từ thế kỷ XIX-XX, người ta đi tìm những kiến thức thiết thực giúp con người sống khoẻ mạnh hơn, giàu sang hơn nên người thầy mới bây giờ là những nhà khoa học kỹ thuật, các nhà bác học với những phát minh kỳ diệu đưa con người vượt ra ngoài không gian như Galiléi, Darwin, Newton, Einstein...
1.3. Thiên Chúa là Thầy của mọi vị thầy

Tuy nhiên, người Công giáo chúng ta hiểu rằng: tất cả các suy tư tốt đẹp của con người đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành nên con người giống hình ảnh Ngài, đã ban tinh thần cho con người để con người vượt ra khỏi giới hạn của thể xác vật chất, của không gian và thời gian. Do đó, ta không lạ lùng khi Đức Giêsu nói: “Anh em đừng gọi ai dưới đất là cha, vì chỉ có một Cha trên trời… Anh em chỉ có một Thầy, còn tất cả đều là anh em với nhau” (x. Mt 23,8-9).

Thiên Chúa đã ban Thánh Thần cho toàn thể gia đình nhân loại để Ngài soi sáng tâm trí và giúp con người khám phá ra con đường dẫn tới Thiên Chúa. Vì thế, tất cả những suy tư tích cực, cao thượng, tốt lành của bất cứ ai, thuộc bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào… đều đáng được trân trọng và là di sản chung của gia đình nhân loại.

Khi nhìn nhận Thiên Chúa là vị Thầy Tối Cao, là nguồn mọi tri thức con người mới sẵn lòng chia sẻ cách quảng đại và vô vị lợi những gì mình khám phá được cho mọi người như anh em ruột thịt của mình thay vì giấu nghề, giữ bí mật, đòi tác quyền một cách quá đáng hoặc bất công như hiện nay (thí dụ : bản quyền của Microsoft, của các sách như Harry Potter...).
1.4. Đức Giêsu là người Thầy như thế nào?

Người Trung Quốc gọi Đức Khổng Tử là “Vạn Thế Sư” (thầy của muôn thế hệ) vì hàng tỷ người biết ngài. Có những vị thầy viết hàng ngàn trang sách hay. Có những vị thầy nói những lời khôn ngoan hoặc dạy ta làm điều tốt khiến ta nhớ mãi.

Còn Đức Giêsu không viết sách. Các lời Người nói ghi lại trong 4 Phúc Âm nếu đọc lên cũng chỉ dài chừng 1 tiếng đồng hồ. Nhiều câu Người nói rất khó nghe, khó chấp nhận vì có vẻ tiêu cực, bi quan, nhu nhược... Thí dụ: “Đừng chống cự người ác. Trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má trái ra nữa” (Mt 5,39).

Vậy tại sao ta lại chọn Đức Giêsu là người Thầy tuyệt vời của mình? Tại sao ta lại dám sống và dám chết cho lời của Người như các Tông đồ và các môn đệ đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai? Chỉ sau biến cố chết đi và sống lại của Chúa Giêsu, tận mắt thấy Người sống lại, các Tông đồ mới xác tín điều này, dù rằng trước đó các ông đã tận tai nghe biết bao lời giảng dạy đầy uy quyền của Người.
2. ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI
2.1. Đức Giêsu là người Thầy thật sự

Trong Tin Mừng, Đức Giêsu được dân chúng gọi là Thầy (Rabbi – 3 lần (x. Mc 9,5; 11,21; 14,45) hay Rabbouni – 2 lần (x. Mc 10,51; Ga 20,16. Gioan dùng 8 lần: 1,38.49; 3,2.26; 4,31; 6,25; 9,2; 11,8) và cắt nghĩa Didascalos là thuật ngữ Hy Lạp tương đương với Rabbi hay Rabbouni. Từ này được dùng 24 lần, nhất là để xưng hô với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy”.

Thầy không phải chỉ là một danh xưng nhưng còn là một địa vị xã hội mà người ta gán cho Đức Giêsu vì những hoạt động xã hội của Người. Là Thầy nên Người đã dạy dỗ dân chúng và đã quy tụ những ai muốn theo sát Người để họ trở thành môn đệ. Danh hiệu này nói lên mối dây liên lạc giữa các môn đệ và Đức Giêsu. Như thế, Đức Giêsu là một Người Thầy.

Chính Đức Giêsu cũng dùng danh hiệu này để nói về mình: “Anh em hãy đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy” (Mt 26,18). Hoặc “Phần anh em, đừng để ai gọi mình là rabbi, nghĩa là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy còn tất cả đều là anh em với nhau (Mt 23,8). Hoặc “anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,13-14).
2.2. Đức Giêsu là một vị Thầy đặc biệt

Người hoàn toàn khác với các Rabbi Do Thái vì:

* Uy quyền của Người. Trong khi các rabbi là những nhà chú giải luật, phải nại đến Thánh Kinh, đến Giao ước, nhất là Mười Điều Răn, đến truyền thống tổ tiên, thì Đức Giêsu không bao giờ là nhà chú giải Thánh Kinh ngay cả khi Người trích dẫn Thánh Kinh: “Người giảng dạy họ như Đấng có uy quyền chứ không như các ký lục Do Thái” (x. Mt 7,28-29; Mc 1,22-27; Lc 4,32). Thánh Matthêu đã ghi nhận điều đó ở Bài Giảng Trên Núi. Đức Giêsu luôn dùng công thức “Còn tôi, tôi bảo các ông…” để nói lên quyền tối thượng trong lời rao giảng và dạy bảo của Người. Người giảng dạy họ như Thiên Chúa ban luật mới, được tóm tắt trong Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) vì Người đến để kiện toàn luật Môsê (x. Mt 5,17-19). Đức Giêsu là một vị Thầy tuyệt vời khác hẳn bất cứ vị thầy nào trên thế giới vì Người là Ngôi Lời Thiên Chúa phán dạy. Các môn đệ chỉ khám phá ra điều này khi tận mắt thấy Người chết nhục nhã trên thập giá và sống lại sau đó để hoàn toàn tin phục vào Người.
* Đức Giêsu rao giảng, dạy bảo không phải những mảnh sự thật như các thầy dạy thông thường để trao cho ta một mớ kiến thức hay nghề nghiệp, nhưng Người chính là sự thật toàn diện: “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Sự thật này sẽ giải thoát ta khỏi cơn u mê lầm lạc, và đưa ta vào sự tự do của con cái Thiên Chúa. Sự sống này cũng không phải chỉ kéo dài vài chục hay 100 năm nhưng là sự sống vĩnh hằng (x. Ga 3,16.36; 5,24; 6,47).
* Đức Giêsu dạy ta không phải những mảnh sự thật nhưng Người mời gọi ta học với Người để hòa nhập thành một với Người và với Thiên Chúa. “Anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng”. “Ước gì họ nên một như Con ở trong Cha và Cha ở trong Con”.
* Đức Giêsu không phải dạy một mớ kiến thức để mở mang tâm trí nhưng Người là nguồn sự khôn ngoan. Khi kết hợp với Người ta có khả năng vô tận để khám phá vạn vật vì tất cả được dựng nên nhờ Người và cho Người. Đây là kinh nghiệm của rất nhiều nhà bác học như Ampère, Volt, Newton, Marie Curie... “Ở đây còn có Đấng cao trọng hơn Salômôn” (Mt 12,42).
* Đức Giêsu không phải chỉ dạy mà còn giúp ta học điều Người dạy khi ban Thánh Thần Sự Thật cho ta. Người ban Thần Khí cho các môn đệ hiểu Thánh Kinh: “Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ nhắc nhở những gì Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).

2.3. Nội dung lời giảng dạy của Đức Giêsu

Đức Giêsu giảng dạy về Nước Trời (= Nước Thiên Chúa) vì đó là tâm điểm và là điểm tổng hợp các lời rao giảng của Đức Giêsu.

Đức Giêsu dạy ta về Thiên Chúa là Cha của Người, nguồn của Chân Thiện Mỹ, nguồn sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên mà không vị thầy nào ở trần thế có thể dạy được như Người, vì Người là Con Thiên Chúa, Người biết Cha của mình (x. Ga 10,15; 17,25). Người chia sẻ cho chúng ta những kinh nghiệm của Người về Thiên Chúa để chúng ta có thể cảm nghiệm được như Người.

Đức Giêsu nói về Nước Trời như một cái gì đang được Người làm cho hiện diện nhưng đồng thời lại sắp tới: “Nước Trời đã đến gần”. Đó là Nước Cánh Chung của Thiên Chúa (x. Mt 24; Mc 13; Lc 21,8-36; 17,22-27). Người không mô tả nước đó, không nói đến thời gian, hoàn cảnh nước đó như thế nào (x. Mc 13,22; Lc 17,20-21) vì nước đó được đồng hoá với Thiên Chúa thánh thiện, vĩnh hằng.

Người nói về nước đó với tất cả uy quyền: nước của sự cứu độ và thánh thiện, của công lý và bình an, của ân sủng và tình thương. Người dùng các dụ ngôn, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại và tha thứ tội lỗi để diễn tả Nước Trời: “Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, như vậy là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông rồi” (Lc 11,20; x. Mc 3,22-27; Mt 12,28).

Đức Giêsu gắn liền Nước Trời với chính mình: Người là hiện thân của Nước Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ngươi” (Lc 17,20-21), hiện thân của chính Thiên Chúa yêu thương con người và vạn vật đến tột cùng và muốn cứu độ tất cả. Đức Giêsu diễn tả Nước Trời bằng những hành động, bằng thái độ cư xử nhân lành với tội nhân, cùng ăn uống với họ như thể hiện lòng nhân từ của Thiên Chúa. Cuối cùng, Người đã chết và sống lại để đưa tất cả vào Nước Trời trong mầu nhiệm Thăng Thiên. So sánh 3 đoạn văn sau đây: Mt 19,29; Mc 10,29 và Lc 18,20 ta sẽ thấy Đức Giêsu đồng hoá Nước Thiên Chúa với chính con người của Người.
2.4. Thái độ đối với Thầy Giêsu

Tin tưởng tuyệt đối vào Người Thầy tuyệt vời để chăm chỉ lắng nghe và thực hiện Lời Người trong mọi hoàn cảnh của đời sống: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Chỉ có Thầy mới có những lời ban sự sống” (Ga 6,68).

Tự mình học tập, học hành vì không ai có thể học thay mình, sống thay mình, vào Nước Trời hay xuống hoả ngục thay mình! Luôn kết hợp với Thầy Giêsu vì “không thầy đố mày làm nên”, “Không có Ta, các con không thể làm được việc gì” (Ga 15,5). Luôn hiệp thông và noi gương học tập của các bạn, nhất là các thánh nhân là học trò xuất sắc của Thầy vì “học thầy không tày học bạn”.

Can đảm và quảng đại bước theo Thầy Giêsu bất chấp mọi thử thách, đau thương để hoàn thành công trình cứu độ mà Chúa Cha đã giao phó: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các bạn trở thành người thu phục con người như các ngư phủ lưới cá” (Mt 4,19).

Dám từ bỏ chính mình, sau khi đã dâng hiến tất cả, để trở thành hiện thân của Thầy Giêsu: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).

Hiền lành và khiêm tốn thật lòng trước mọi thành công và quyền năng mà Thầy Giêsu chia sẻ trong Thần Khí của Người khi lãnh nhận sứ mạng là người Thầy chỉ dạy cho con người con đường sự thật và sự sống: “Hãy học với tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng” (Mt 11,29).
Kết Luận

Hiểu được nhân loại đang khao khát một sự thật toàn diện, một sự sống dồi dào, ta cảm thấy tự hào vì có Thầy Giêsu. Ta cần phải trở thành học trò xuất sắc của Người, lắng nghe lời dạy, sống lời dạy và truyền lời dạy của Người cho anh em.
Câu hỏi gợi ý:

1. Trong đời, bạn nhớ đến hình ảnh người thầy nào nhất? Người đó dạy bạn những gì?
2. Bạn cảm nghiệm về Thầy Giêsu như thế nào? Bạn có thể chia sẻ những gì Người dạy cho bạn?
3. Bạn đang ở mức nào trên thang điểm học hành: kém, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc?
4. Bạn có kinh nghiệm nào về sự soi sáng của Chúa Thánh Thần đối với những lời dạy của Thầy Giêsu?
Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Nguồn: danchuausa.net

Thánh lễ Khấn Dòng Lời Chúa Giáo Phận Vinh


Thánh lễ khấn Dòng Lời Chúa - Giáo phận Vinh
04.09.2010


[GPVO] - Sáng ngày 23.8.2010, Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã chủ tế thánh lễ tiên khấn của dòng Lời Chúa Giáo phận Vinh tổ chức tại nhà thờ giáo xứ Tân Lộc.


Bốn thầy lãnh nhận hồng ân tiên khấn đợt này gồm: Antôn Đinh Xuân Giáp, G.B Hồ Hữu Hiếu, Phaolô Đặng Xuân Lịch và Phêrô Nguyễn Tất Long.

Đồng tế trong thánh lễ có đông đảo linh mục; các thầy chủng sinh, nam nữ tu sĩ, thân nhân và ân nhân đã chung vui với Hội dòng.

Đúng 8h, thánh lễ được bắt đầu với nghi thức rước nhập lễ từ nhà xứ tiến ra nhà thờ Tân Lộc (Khối 2, Phường Nghi Tân, Thị xã Cửa Lò).

Trong bài chia sẻ tại thánh lễ, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã nói lên niềm vui trước tinh thần dấn thân phụng sự Chúa và Giáo Hội của các bạn trẻ. Đồng thời ngài cũng gửi tới các thầy tiên khấn dịp này phúc lành và bình an của Chúa. Đức Cha mong muốn anh em dòng Lời Chúa phát triển vững mạnh, làm phong phú thêm đời sống tu trì tại Giáo phận nhà.


Nghi lễ tiên khấn bắt đầu với việc khấn sinh lần lượt quỳ trước mặt bề trên Hội dòng – linh mục Martinô Nguyễn Xuân Hoàng - đọc lời tuyên khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục.

Tiếp đó, Đức Giám mục Phaolô Maria lần lượt trao những kỷ vật cho quý thầy bao gồm Hiến chương dòng, sách Kinh Thánh và chuỗi hạt Mân Côi. Điều này nói lên sứ mệnh và nhiệm vụ của người tu sĩ dòng Lời Chúa.

Cuối thánh lễ, đại diện Hội dòng đã nói lên lòng biết ơn trước sự quan tâm của hai Đức Cha cũng như các linh mục hiện diện, quí ân nhân, thân nhân và đông đảo bà con giáo dân ở các địa phương đã tận tình giúp đỡ Hội dòng trong thời buổi sơ khai, mới đầu thành lập; đặc biệt là sự hỗ trợ đào tạo của Đan viện Xitô Mỹ Ca.

--------------------------------------------

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ
DÒNG LỜI CHÚA - GIÁO PHẬN VINH

(Trích từ Hiến Pháp Dòng)

* Dòng Lời Chúa – Giáo phận Vinh (Dei Verbum, D.V.) được thành lập bởi ý của Đức Cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, được phát triển nhờ sự hướng dẫn của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng với sự cộng tác đắc lực của linh mục Martinô Nguyễn Xuân Hoàng.

* Dòng Lời Chúa có nhà chính tại Giáo xứ Yên Đại (Xóm 4, xã Nghi Phú, TP Vinh).

* Dòng Lời Chúa là một Hội dòng Giáo sĩ sống đời tận hiến, thuộc quyền Giáo phận. Danh xưng “Lời Chúa” diễn tả đặc sủng và linh đạo của Hội dòng: “Lời Chúa là Lời hằng sống, anh em hãy loan báo cho mọi người”. Vì vậy, đường lối tu luyện là học hỏi, suy gẫm, sống và rao giảng Lời Chúa.

* Dòng Lời Chúa tín thác vào “Lòng Thương Xót Chúa Giêsu Kitô” và luôn kêu cầu: “Lạy Chúa Giêsu! Chúng con tín thác vào Chúa”. Đức Maria Thánh Mẫu La Vang được chọn làm bổn mạng Hội dòng.

* Hoạt động tông đồ của Dòng Lời Chúa hướng đến việc “rao giảng Lời Chúa và thánh hóa con người”. Tu sĩ Lời Chúa bước theo Chúa Kitô và phục vụ chính Chúa Kitô trong các chi thể của Người, vì thế, hoạt động của các tu sĩ phải được xuất phát từ đời sống kết hiệp mật thiết với chính Chúa Kitô, nhờ đó, chính đức mến Chúa yêu người được triển nở.

* Hoạt động tông đồ của tu sĩ Lời Chúa được thực hiện nhân danh và với sự ủy nhiệm của Giáo hội cũng như trong sự thông hiệp với Giáo hội.

* Tu sĩ Lời Chúa đón nhận sứ mạng truyền giáo mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo hội, gắn bó với các xứ truyền giáo và hăng say thi hành lệnh truyền của Chúa Kitô: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15).

* Tu sĩ Lời Chúa luôn thao thức và làm việc tông đồ để thăng tiến con người qua các hoạt động giáo dục đức tin, văn hóa và công tác bác ái xã hội:

- Các hoạt động giáo dục hướng đến việc thiết lập và điều hành: các trường học công giáo, các nhà nội trú cho học sinh và sinh viên, trợ giúp các gia đình trong việc giáo dục giới trẻ…

- Các hoạt động từ thiện của Hội dòng hướng đến việc giúp đỡ người nghèo, người bị bỏ rơi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt...

Khi thiết lập, điều hành và tổ chức các hoạt động nói trên, các tu sĩ phải lập dự án và phải được sự chấp thuận của Bề trên cao cấp, nếu là việc hệ trọng phải thông qua Đức Giám mục Giáo phận.

* Tu sĩ Lời Chúa hoạt động tông đồ trong tinh thần sống đời thánh hiến gương mẫu, chuyên cần cầu nguyện và khổ chế, phó thác hoàn toàn vào tình yêu của Thiên Chúa. Mọi thành phần trong gia đình Lời Chúa luôn hiệp thông với nhau trong các hoạt động tông đồ, đặc biệt các anh em cao niên và đau ốm phải kết hiệp với cộng đoàn phục vụ bằng đời sống thánh thiện và những hy sinh của mình, đó chính là chứng từ sống động của người tu sĩ truyền giáo.



Lữ Khách

HÃY LÀ TRẺ THƠ




Trẻ thơ ngỗ nghĩnh, hồn nhiên, vô tư như quả táo, cành na...

Lời Chúa: Mt 19,13-15
13Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. 14Nhưng Đức Giêsu nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng." 15Người đặt tay trên chúng, rồi đi khỏi nơi đó.


Chúa Giêsu nói: “Cứ để trẻ em đến với Thầy đừng ngăn cản chúng vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng” (Mt 19,14).

Con đường nhỏ xíu, chạy ngoằn ngoèo, nước chảy lênh láng, những dãy nhà nhô ra thụt vào mất trật tự như đám con nít xóm này. Không thể tưởng tượng ở đâu ra nhiều con nít như thế. Chúng dơ bẩn, quần áo cũ rích, chạy lung tung ngoài đường, nói bậy luôn mồm. Một cậu bé mải chơi đâm sầm vào một bà đi đường. Té ngã, thằng bé văng tục. Bà kia quát: "Đồ du côn, đồ mất dạy.” Rồi bà tiếp tục lời “giáo huấn” tưởng chừng như không bao giờ kết thúc.

Là ai, nếu không phải người lớn vô tình làm vấy bẩn tâm hồn trong trắng của các em. Hơn ai hết, chúng đủ tư cách hưởng hạnh phúc nhất, nhưng xã hội rất nhẫn tâm đè bẹp những cánh hoa mong manh ấy bằng những gương xấu, bằng những cơ chế nghèo hèn, thất học. Thậm chí những em bé kém may mắn bị đẩy ra ngoài đời sớm còn tiêm nhiễm biết bao thói hư tật xấu. Thiên Đàng của các em là đấy!

Xã hội phân hóa giàu nghèo, con người quay cuồng với miếng cơm manh áo. Nhưng xin Cha cho chúng con luôn biết nhớ và tôn trọng quyền được chăm sóc, giáo dục của trẻ em.

Các trẻ nhỏ được Chúa Giêsu yêu thương và đưa ra làm mẫu mực cho những ai muốn bước vào Nước Trời: “Nếu các con không hóa nên trẻ nhỏ, các con không được vào Nước Trời." "Ai hạ mình xuống như trẻ nhỏ, đó là kẻ lớn nhất trong Nước Trời.” Tinh thần tu đức trẻ thơ là đơn sơ, phó thác, không cậy dựa vào sức riêng, nhưng đặt trọn tin tưởng vào Chúa.

Tin Mừng mà Giáo Hội cho chúng ta nghe hôm nay đề cập đến trẻ nhỏ trong một hoàn cảnh khác, với những Lời của Chúa Giêsu: “Cứ để trẻ nhỏ đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời.” Người ta dẫn các trẻ em đến với Chúa Giêsu để Ngài đặt tay và cầu nguyện cho chúng. Đặt tay và cầu nguyện cho một người là nghi thức tôn giáo quen thuộc trong Do Thái giáo thời Chúa Giêsu. Những vị lãnh đạo tôn giáo và các Rabbi thường đặt tay và cầu nguyện cho những ai đến xin được chúc lành, họ cũng đặt tay trên trẻ nhỏ và cầu nguyện cho chúng, mặc dù do phong tục người Do Thái thời đó, những trẻ nhỏ không có địa vị, không có giá trị gì, chỉ khi nào trẻ đến tuổi 12, nó mới được nhìn nhận có chỗ đứng trong cộng đoàn. Các môn đệ Chúa Giêsu lúc đó chưa thay đổi tâm thức, họ còn ngăn cản không cho người ta đem các trẻ nhỏ đến với Chúa.

Cầu nguyện:
Xin Chúa giúp chúng con biết nhìn nhận giá trị của trẻ em, đồng thời ý thức rằng ân sủng và chúc lành của Chúa là kho tàng quí giá mà chúng con có thể trao lại cho con cái chúng con. Xin cho chúng con có được tâm hồn của trẻ thơ là nhận mình nghèo khó, yếu đuối để biết phó thác hoàn toàn trong vòng tay che chở của Chúa.
(ST)

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

ĐỢI CHỜ


VietCatholic News (25 Nov 2010 21:23) Chờ đợi thường xảy ra cho cả người đi lẫn người ở. Cả hai cùng chờ, cùng đợi, mong tin của nhau. Bởi vì xa nhau, thương nhớ nhau, muốn gặp nhau nhưng không được. Mong, nhớ, thương, yêu được diễn tả qua hành động đợi chờ. Chờ đợi được hiểu là một trong cách diễn tả tình yêu. Càng mong chờ tha thiết bao nhiêu; tình yêu càng biểu lộ mạnh mẽ bấy nhiêu. Chờ đợi không đồng nghĩa thụ động, ngồi chờ nhưng mong chờ trong tin yêu, hy vọng và cùng cộng tác giúp cho việc mong chờ sớm thể hiện.



Chúa chờ ta

Mùa Vọng là mùa chuẩn bị mừng kỉ niệm ngày Chúa Sinh ra. Chuẩn bị trong tâm tình cảm tạ Chúa đến với nhân loại. Chuẩn bị bằng cách nhìn lại cách ăn, nết ở, nhất là làm cách nào đáp lại tình thương Chúa dành riêng, đặc biệt cho con người. Chúa đến với nhân loại và kiên nhẫn chờ chúng ta đến với Ngài. Kiên nhẫn vì có kẻ làm ngơ; người từ chối; kẻ khác đợi đấng thiên sai khác. Thánh Gioan 3,16 xác quyết rõ ràng nhưng một số không tin.

Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời

Chúa tiên phong

Điều này cho thấy Thiên Chúa yêu chúng ta trước. Ngài không thụ động đợi chờ nhưng tiên phong trong việc sai Con xuống thế. Thiên Chúa yêu chúng ta ngay khi chúng ta chưa biết yêu; chưa biết làm thế nào để đáp lại tình yêu đó. Chúa sai Con Một là Đức Kitô xuống trần gian chỉ cho chúng ta cách đáp trả tình yêu vô biên của Chúa. Ai tin, thực hành chỉ dậy của Đức Kitô được sống an vui, hạnh phúc hoan lạc và sự sống trường sinh.

Lễ Giáng Sinh mừng ngày kỉ niệm Con Chúa xuống trần thực hiện điều Chúa hứa: Dậy nhân loại cách đáp trả tình yêu Chúa. Ngài đến, ở giữa và dậy chúng ta lối sống yêu thương, sống thực thi lời Chúa để nhận sự sống trường sinh. Đức Kitô xuống thế không thụ động ngồi chờ nhưng hăng hái đi tìm chiên lạc. Tìm được vác trên vai mang về. Hình ảnh chủ chiên.

Chúng ta không còn phải mong chờ Chúa đến vì Ngài đã đến trong ngày lễ Giáng Sinh. Nếu có chờ là chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang. Hiện tại, người chờ đợi không phải là chúng ta mà chính là Con Thiên Chúa. Đấng đến trần gian chờ đợi chúng ta đáp trả tiếng mời gọi của Chúa, trở về con đường công chính, con đường ngay, lẽ phải. Con đường dẫn đến yêu thương chân thành. Đón nhận tình yêu Chúa, cố gắng sống hy sinh, dâng hiến trở thành người thiện tâm. Trái lại, theo ý riêng, yêu thương theo khuynh hướng xã hội dẫn đến tình trạng trói buộc nhau, kiềm chế nhau. Chê tình yêu chân thật, giải thoát, giao hoà Chúa ban. Ai khôn, ai dại.

Hững hờ

Đại đa số thờ ơ trong việc đáp lại lời mời gọi của Chúa. Kẻ chối bỏ Chúa hiện hữu. Kẻ chấp nhận nhưng đáp lại một cách thờ ơ, coi thường sự sống trường sinh vì họ đặt niềm tin vào khoa học và sáng tạo. Càng ngày càng có nhiều sáng tạo mới, khoa học càng ngày càng tiến bộ. Đời sống được kéo dài hơn. Cung cấp nhiều tiện nghi vật chất nhưng thiếu an bình. Ngày nay con người gặp phải nhiều lo âu, căng thẳng, đè nén trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này có chiều hướng tăng dần. Lí do đơn giản vì từ chối lắng nghe, sống thực thi lời Chúa. Chối bỏ Chúa chính là chối bỏ tình yêu chân chính. Thay tình yêu chân chính bằng yêu có điều kiện: chức tước, tiền tài, vật chất kèm theo. Chính thứ tình giả tạo do con người sáng chế ra gây nên tình trạng căng thẳng, đè nén. Vì chúng được cấu tạo trên nền tảng lợi nhuận và cảm xúc.

Mặt nạ nghệ thuật

Càng ước ao đi tìm thứ tình yêu nhân tạo càng phải đối điện với căng thẳng, đè nén do chúng tạo thành. Thứ tình yêu ích kỉ coi trọng mạng sống mình, coi thường mạng sống tha nhân. Thứ tình yêu muốn người khác phục vụ mình mà không muốn phục vụ người khác. Thứ tình yêu biến tội phạm thành một thứ nghệ thuật. Dán cho chúng nhãn hiệu nghệ thuật mong tránh mặc cảm tội lỗi. Xúc phạm nhân phẩm con người đội lốt nhãn hiệu nghệ thuật hay chủ thuyết. Người ta sẵn sàng chấp nhận nghệ thuật, cổ võ dù nghệ thuật nghịch giới luật yêu thương Chúa dậy. Nguồn gốc căn bản của tội trong kỉ nguyên tân tiến là thế. Núp bóng nghệ thuật làm điều bất chính, vô luân, giết hại nhau mà vẫn có người chấp nhận và cổ võ. Lời Chúa mong thức tỉnh những tâm hồn ngủ mê. Chúa đi kiếm và kiên nhẫn chờ những người đó đến với Chúa.

Lỗi lầm

Con người tự nhận mình khôn ngoan, sáng suốt. Đúng thế vì Chúa ban ơn khôn ngoan, thông hiểu. Tuy nhiên không phải lúc nào con người cũng biết xử dụng những ơn đó cách khôn ngoan, sáng suốt. Trong nhiều vấn đề, nhiều hoàn cảnh và nhiều lần khác nhau con người đã sai lầm, khi đưa ra những quyết định, chọn lựa làm hại mạng sống đồng loại. Con người sai từ nhận xét đến phê bình, kể luôn cả lề lối suy nghĩ dẫn đến các phán đoán sai lầm, lệch lạc liên quan đến hạnh phúc, sự sống. Công lí của họ nặng lí thuyết hơn công bằng thật. Tự do ngôn luận biến thành tự do nịnh hót. Đạo đức họ đề cao là đạo đức giả hình. Niềm tin họ đề xướng qui vào lợi nhuận. Bỏ qua ơn khôn ngoan, hiểu biết Chúa ban, chạy theo khuynh hướng nuông chiều, thoả mãn các dục vọng xác thịt là lỗi lầm lớn của thời đại mới.

Thời xưa người ta coi thường lời cảnh giác của các ngôn sứ. Ngày nay người ta coi nhẹ lời giảng dậy của Đức Kitô. Người ta dửng dưng, coi thường, thờ ơ giáo huấn của Chúa. Coi Ngài như là một nhà thông thái. Chính lầm lỗi này dẫn họ xa Chúa, không thờ lậy Ngài. Người ta trông chờ khám phá mới, tìm tòi mới hy vọng thay đổi được hoàn cảnh. Phải chăng con người đang ngủ mê, thiếu sẵn sàng trở về, đáp lại lời mời gọi của Chúa. Con Chúa giáng trần đang chờ chúng ta trở về.

KHÁT VỌNG

Mỗi con người được sinh ra trên trần gian, đều có một khát vọng vô biên. Và nếu định nghĩa con người là một hữu thể gồm nửa cái “con” và nửa cái “người” thì nỗi khát vọng trong hai nửa ấy không chỉ đơn thuần là song song tiến bước, mà còn luôn luôn đối nghịch và mâu thuẩn: một bên là dục vọng và một bên là khát vọng chân chính.

Mùa vọng không dừng lại cách tiêu cực ở một niềm hy vọng vụ lợi về mặt thiêng liêng, về ơn được cứu rỗi, mà là cơ hội để mỗi con người hướng cái khát vọng vô biên của mình đến chính Thiên Chúa. Thông Điệp của Đức Thánh Cha Benedict 16 có tên “Spe Salvi” và đã được dịch thật chuẩn là “Được Cứu Rỗi nhờ Hy Vọng”, chứ không phải là “hy vọng được cứu rỗi”, cũng cho thấy tầm quan trọng chủ động nơi chính con người phải hướng cái khát vọng vô biên đến Thiên Chúa.

Mùa Vọng cho các tín hữu cơ hội tuyệt đẹp để “tái khám phá ý nghĩa niềm hy vọng của mình”- không nhất thiết phải mảy may đặt một thỉnh cầu hay yêu sách nào đối với Thiên Chúa cả, khi đặt trọn niềm tin tưởng hy vọng vào Ngài. Vì đặt trọn niềm tin tưởng hy vọng vào Chúa, chính là đáp lại tình thương của Thiên Chúa đã ban cho con người lòng khát khao tìm kiếm Thiên Chúa và đã tỏ mình cho ai thành tâm khát khao tìm kiếm.

Với tâm tình ấy, trong suốt mùa vọng, chúng ta có thể sốt sắng cất tiếng thân thưa lời TV 24: “Chúa là khát vọng, là ước mơ đời con. Hồn con hướng tới Ngài, hồn con cậy trông nơi Ngài. Hồn con vươn lên tới Chúa. Hồn con sướng vui trong Ngài” (Tv 24, 1-3). Như thế, mùa vọng là một mùa vui, một mùa yêu, khi niềm hy vọng nỗi mong đợi người mình yêu đã có tín hiệu đến hẹn.

Vào Mùa Vọng với Lời Chúa CN thứ nhất, Tiên tri Isaia xuất hiện giữa lúc dân Thiên Chúa trong cảnh nô lệ khốn cùng, Ngài đã loan báo cho Dân Chúa – và cũng là cho chúng ta- một tin vui, đó là một con đường “lên”, “ta cùng lên núi Đức Chúa, lên nhà Thiên Chúa của Giacop, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường người chỉ vẽ…” (Is 2,3). Con đường “lên Thiên Chúa”, không thể thực hiện được nếu không có một niềm tin tưởng, một khát vọng chân chính, khát vọng tìm đến Thiên Chúa; càng không thể thực hiện được, nếu chúng ta vẫn đang mê mãi chạy theo con đường dục vọng.

Vì thế, thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Roma đã bổ sung cho con đường lên của khát vọng tìm kiếm Thiên Chúa bằng lời khuyên cụ thể: “ Đêm sắp tàn và ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cải cọ ghen tương. Anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng” (2Rm 13,12-14). Phải chiến đấu với các khuynh hướng bằng chính khát vọng vươn lên tới Thiên Chúa, nghiêng về phía Thiên Chúa hơn là nghiêng về phía những dục vọng; và để chiến thắng, cần phải mặc lấy đức Kitô, là phải thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô trong đời sống. Tinh thần của Chúa Kitô chính là vũ khí của sự sáng mà Thánh Phao lô đề cập đến như phương thế để giúp chúng ta loại bỏ những lôi kéo chúng ta về phía tạo vật, thế tục.

Tình trạng linh hồn luôn khát khao tìm kiếm Thiên Chúa có thể nói là tình trạng tỉnh thức mà Chúa Giêsu nói đến trong trang tin mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói: “Trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng cho đến ngày ông No-ê vào tàu”. (Mt 24,38).

Một toàn cảnh xã hội loài người đang sinh hoạt hoàn toàn tự nhiên theo cách của con người, không nghe thấy tiếng lòng nhắc đến việc tìm kiếm điều gì vượt lên trên cái tự nhiên ấy, chỉ có mỗi ông No-e biết khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, và điều hẳn nhiên đã xảy ra, chỉ có mỗi gia tộc No-e được cứu thoát. Sự cứu thoát mang hình dáng ơn cứu rỗi của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô sau nầy.

Vì thế, Ngài nói: “ Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy”. Con Người trở lại với những tâm hồn tỉnh thức: tâm hồn khao khát tìm kiếm Người, để cùng Người vui tiệc thiên thu. Thiết nghĩ, không chỉ có một mùa vọng trong lòng tín hữu, mà suốt đời là một mùa vọng; không chỉ có một lần chiến đấu loại trừ những dục vọng thấp hèn của cái “con” nơi con người, mà cả một đời chiến đấu; không chỉ một lần bước ra khỏi bóng tối của những đam mê thế gian mà còn phải thắp lên một ngọn đèn bằng chính sự rực cháy của lửa tình yêu mến Thiên Chúa trong lòng chúng ta.

Thiên Chúa đến với mỗi người, Ngài đang đến, và Ngài muốn cư ngụ giữa lòng con người. Tại sao chúng ta chỉ có thể khao khát tìm kiếm Chúa khi chúng ta rơi vào tình cảnh khốn cùng nhất của cuộc đời như bệnh tật, nghèo túng, nợ nần, gặp tai ương hoạn nạn, trong khi chính Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương và khao khát được chúng ta đón nhận, cả khi chúng ta ảo tưởng bình an hay bất hạnh theo cách nhìn của mình.

Thiên Chúa gõ cửa, còn chúng ta mở cửa. Thiên Chúa tỏ tình, và chúng ta đón nhận. Chúng ta chỉ có thể mở cửa cho Thiên Chúa, khi chúng ta thực sự khao khát Ngài. Tôi vẫn thấy những người chờ đợi người yêu đến, vẫn thường mở cửa, thấp thỏm … trước khi người yêu mình đến, và gõ cửa kia mà. Tôi vẫn thấy có người, trong khi chờ đợi người yêu mình đến, đã chắng làm gì khác ngoài việc viết cả ngàn lần tên người yêu mình trên bàn trên giấy. Sao ta không thể bày tỏ niềm tin, nỗi mong đợi và tình yêu của chúng ta một cách si tình như thế đối với một Thiên Chúa đang yêu ta, yêu tha thiết đến nỗi Ngài vẫn đang gõ cửa, đứng chờ trước cửa…

Như thế tỉnh thức còn là một biểu hiện của tình yêu, và mùa vọng, mùa trông đợi Đấng Cứu Thế giáng sinh cũng là mùa của tình yêu.

Giàu nghèo, sang hèn trên đời, ai cũng có những ước ao cả đời người mà chưa bao giờ thực hiện được, người càng sống trong cảnh thiếu thốn vật chất, càng có nhiều ước ao hơn. Điều quan trọng đối với tín hữu là cần “ước ao những sự trên trời”. Ước ao một chút no đủ của những người kiếm sống qua ngày trên vĩa hè, nơi gánh cháo lòng, nơi lọn rau, bó chỗi, nơi thúng lạc luộc, nơi tấm vé số… Những ước mơ đơn sơ, nhỏ bé lắm… mà ước ao cả đời, vì lòng yêu đã đặt trọn vào trong những cái qua ngày mà thực tế ấy... làm cho cả cuộc đời trở thành một “mùa vọng” vào những thực tại đáng vô vọng. Và nếu đổi hướng của tình yêu về phía Thiên Chúa, thì chắc chắn những thực tại trần gian kia sẽ không còn là những ước mơ đáng kể có thể làm nhũng nhiểu tâm hồn gây nên những xáo trộn, những bất an không đáng có. Bà bán cháo lòng có thể gặp Chúa ngay trong những người ăn cháo lòng của bà mỗi buổi sáng, vì bà có tình yêu và khao khát tìm Chúa trước khi tìm những đồng tiền lẻ gom được để chu toàn bổn phận với chồng con…

“Anh em hãy sắn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến”. Chúa muốn chúng ta sẵn sàng bằng cách luôn sống trong lòng khao khát, mong đợi, yêu mến để phút bất ngờ Chúa đến, không còn là một nỗi lo sợ kinh hoàng như lụt hồng thủy, như một tai nạn, nhưng lại là phút tương phùng, giờ giao duyên của hai lòng yêu gặp gỡ.

Lạy Chúa, trong mùa vọng nầy, và suốt đời vọng của con, xin cho lòng con luôn khao khát được thuộc về Chúa khi còn sống trên đời nầy. Vì ngoài Chúa ra, có nơi nào hạnh phúc. Vì ngoài Chúa ra, có nơi nào bình an. Chúa là khát vọng của đời con, hồn con vươn lên tới Chúa, hồn con trông cậy nơi Chúa và hồn con sướng vui trong Ngài.
PM. Cao Huy Hoàng

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

Câu thành ngữ "Thượng bất chính, hạ tắc loạn", khởi đầu là một câu văn trong sách giáo khoa Nho học ngày xưa. Câu văn có 2 vế chính: Chủ ngữ và vị ngữ đối nhau. Vị ngữ khẳng định một mối quan hệ nhân quả của chủ ngữ nên vừa dễ nhớ lại vừa dễ thuộc.


Theo một số nhà Nho fhì cái hồn của câu văn là ở chữ "Chính". Trong cuốn "Hán Việt Tự điển của Thiểu Chửu-nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh (1997)" có hai chữ "Chính" (còn có âm đọc là Chánh) và có tới 15,16 ngữ nghĩa khác nhau. Nhưng dù ở ngữ nghĩa nào, ghép với từ ngữ, văn cảnh nào thì chữ "Chính" vẫn là cốt lõi, vẫn mang một giá trị nội dung thẩm mỹ cao đẹp về: Luật lệ Nhà nước.


Khuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, câu văn trên đã trở thành câu thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.


Trong cuốn "Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam (của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội (1995)" đã giải nghĩa "Thượng bất chính hạ tắc loạn" như sau: "Thượng: trên, hạ: dưới, bất chính: không ngay thẳng, tắc: thì, loạn: lộn xộn) - Người trên mà làm bậy thì cấp dưới không thể nghiêm chỉnh được".


Từ thực tế cuộc sống và xã hội đã cho hay: Phàm là một người trên. (Người có vai vế là trụ cột) trong một gia đình mà ăn ở không chính trực hoặc phẩm chất đạo đức hư hỏng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con cháu, đến mọi người trong nhà Thành ngữ Việt Nam có câu: "Dột từ nóc dột xuống" - Người trên mà hư hỏng thì lớp dưới coi thường. Khuôn phép gia phong không nghiêm. Luân thường đạo lý mai một:.. Nhãn tiền cho thấy: Trong một nhà mà ông bà, cha mẹ hư hỏng thì khó mà có được con cháu tử tế nên người. Khó mà có được nếp sổng đầm ấm thuận hoà. Về mối tương quan:

Gia đình còn là tế bào của xã hội sự việc tốt xấu tránh sao khỏi ảnh hưởng đến cộng đồng. Hơn nữa, nhân dân ta thường nói "Tề gia mới trị quốc, trong nhà mà còn lộn xộn thì nói chi đến việc đóng góp vào Quốc kế, Dân sinh...

Trong xã hội mà người trên không chính trực, làm bậy thì kỷ cương mất nghiêm, người cấp dưới sẽ khinh nhờn "Bởi trên ở chẳng chính ngôi-cho nên kẻ dưới chúng tôi hỗn hào" (ca dao). Từ đó mà sinh ra lòng tà: Tham nhũng. cửa quyền quan liều, hà áp thường dân, gây lền lòng thất tín, phẫn nộ rồi dân chủ quá trớn đảo lộn ký cương "Tức nước vỡ bờ"... Quá trình phát triển xã hội đã cho thấy: Người có trọng trách. cầm cán cân công lý trong xã hội mà không công minh chính trực thì dân tình rối loạn.


Người chỉ huy mà không nghiêm thì quân hồi vô phèng. Người chủ quản kinh tế mà không thẳng thắn, minh bạch thì phá sản, thất nghiệp... vân vân và vân vân.

Người xưa có câu (Triều đình mà liêm chính thì đất nước yên bình; gia phong mà nền nếp thì thuận hoà, thịnh vượng). Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo làm công cuộc Cách mạng giải Phóng dân tộc và xây dựng đất nước, ngay từ ngày đâu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức Cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đó là: Cần. Kiệm, Liêm Chính, Chí công vô tư. Người cón giải thích rõ:

"...

- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, lao động có kế hoạch, sáng tạo và có năng suất cao. Phải thấy rõ "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta"

- Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của, của dân, của nước, của bản thân mình, phải biết tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to "không xa xỉ, không hoàng phí không bữa bãi".

- Liêm "Luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công, của dân" liêm khiết trong mọi hoàn cảnh, không tham lam "Không tham địa vị. không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình".

- Chính: nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình đối với người và đối với việc. Việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh".

- Chí công vô tư: "Khi làm bất cứ việc gì, cũng đừng nghĩ đến mình trước khi hưởng thụ thì mình nên đi sau". "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ...".
Đó là những phẩm chất đạo đức tuyệt vời mà chúng ta cần học tập. Câu thành ngữ "Thượng bất chính. hạ tắc loạn" vẫn như lời cảnh tỉnh về một chân lý tuyệt đối cho những người có vai vế là trụ cột trong gia đình, cho những người có trọng trách trong xã hội.

Tôi là ai?

Hồng Thu 01/11/2007 08:41:03 AM

Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn hóa ra lại vô cùng chí lý, tạm thời chia ra làm hai nhóm người, xin khu biệt chỉ gồm toàn những người trẻ. Nhóm người không bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi là ai? Bởi họ thừa biết , dĩ nhiên tôi đã là tôi. Nếu có cắc cớ với bản thân, thì chỉ là : Tôi đã xứng đáng với tôi chưa? Còn thì tôi sống, học tập , làm việc và vui chơi như chính tôi, bằng hết nhiệt huyết và đam mê tuổi trẻ . Nhóm người còn lại, luôn chau mày nhăn trán: Tôi là ai? Và nháo nhào, tôi đi tìm tôi, khổ nỗi , tôi này một khi đã đi tìm, thì lại rất hoang mang, vì không biết tôi kia như thế nào, làm cách nào để tôi này nhận dạng tôi kia. Và vì chen chúc hỗn loạn như vậy, vàng thau lẫn lộn là thế, nên đã xuất hiện những gã tôi bịp bợm. Gã tôi mang mặt nạ đính hai chữ “cá tính” to đùng.



Nhân danh cá tính


Một '"đám choai choai" , con gái thì vớ đen, váy áo ba bốn lớp, mắt tô nâu, mặt thoa phấn trắng bệch, nốc rượu như gái Hàn. Con trai quần ngố chằng chịt dây nhợ, giày khủng bố, phóng xe bạt mạng, miệng nhả khói thuốc điệu nghệ. Tất cả đều tóc nhuộm high-light xanh đỏ tím vàng, chuộng thời trang unisex (trang phục mà gái hay trai đều mặc được), tai gán head- phone, đầu gật gù theo điệu nhạc. Bức chân dung của thế hệ 8x và 9x thường gặp Chịu khó quan sát hơn, ta còn thấy họ thoăn thoát vào mạng lưới web, vào blog, chơi game online, trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ @ luôn phát biểu ngược lại ý kiến đám đông, thích làm trái quy định của tập thể. Môi cười nhạt. Mặt lạnh băng. Cơm, không biết nấu. Sổ mũi, không thề tự lo. Tiếng Anh bồi. Kiến thức lịch sử lôm côm. Văn chương hổ lốn. Để họ có thể hùng hồn: Lê Lợi là tướng giỏi của vua Lê Thái Tông (?), Xuân Quỳnh (?) đã sáng tác bài thơ "Bánh trôi nước"kể lể về thân thế (?) của người đàn bà (?)Việt Nam dưới chế độ phong kiến.


Như thế, đã có một sự nhầm lẫn to tướng giữa cá tính và sự lập dị. Cá tính, hoàn toàn không phải là cách một cá nhân cố chứng tỏ sự sành điệu, ở vẻ ngoài làm nhức mắt người đối diện hoặc sự cố ý nổi loạn từ bên trong. Bởi cá tính không phải là sự khác người bằng mọi giá. Một bộ phận thế hệ từ đang đeo cái gông cá tính không thuộc về mình để rồi đánh mất đi cá tính vốn có của mình.


Cá tính "chính hiệu"


Có một cô gái vừa trẻ vừa đẹp và đặc biệt tài năng từng là giám đốc nhãn hiệu,"sếp" trẻ nhất của tập đoàn đa quốc gia Glaxo SmithKline tại khu vực châu á- Thái Bình Dương, lúc mới 25 tuổi. Trước đó, cô đã tự tin, thông minh và dí dỏm "quật" lại "mười ông khó tính" ở Hội đồng Anh trong cuộc phỏng vấn khắt khe để giành học bổng thạc sĩ Chevening, học bổng danh giá nhất của nước Anh. Như cánh chim không mỏi, “ trái tim nóng” rất hồn nhiên Ngô Thị Giáng Uyên học giỏi, đi nhiều, biết nhiều , cảm nhận và luôn có nhu cầu chia sẻ cảm xúc chủ quan với các bạn trẻ. Dễ hiểu vì sao tập ký Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương Giáng Uyên làm say đắm hàng trăm ngàn độc giả. Thế nhưng Uyên chưa bao giờ tự nhận mình là thế hệ x này hay x khác. Cá tính của cô tự ngời sáng tử cả một quá trình lao động và học tập không mệt mỏi. Cái đẹp, sức quyến rũ trong cá tính của Giáng Uyên nằm ở sự tươi trẻ, tâm hồn và tài năng. Còn có một Đặng Hồng Anh khởi nghiệp từ số vốn vỏn vẹn 5 triệu đồng để đến năm 25 tuổi đã đường hoàng ngồi ghế Tổng giám đốc Sacomreal. Một Nguyễn Tuấn Việt dám bỏ lại sau lưng 3 năm là sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội, bước ra thương trường thành lập Công ty VlETgo xuất khẩu đồ gỗ qua cổng thương mại điện tử, như kẻ bản lĩnh bước qua cánh cửa không dấu chân người. Bởi hiện nay, xuất khẩu hàng hóa qua cổng thương mại điện tử van là lĩnh vực kinh doanh mới toanh tại Việt Nam. Và còn nhiều, rất nhiều những cái tên ở tuổi đôi mươi, với nhiệt huyết và tài năng, đã là niềm tự hào của gia đình và đất nước, trở thành tấm gương, khơi dậy nghị lực và hoài bão tốt đẹp của những người trẻ. Cá tính của họ phát lộ từ bên trong, thu hút bền lâu, như "hữu xạ" ắt "tự nhiên hương".


Nhận chân cá tính


Cá tính, nếu chạy đôn chạy đáo đi tìm, người trẻ rồi cũng chỉ gặp những gã bịp chơi xỏ, biến họ thành những con rối hoặc kẻ chơi ngông đáng thương. Vậy nên mọi vẻ đẹp và giá trị cá nhân đều thuộc về chân lý. Chân lý được làm nên từ những gì chân phương nhất. bền bỉ và kỳ công nhất, như mồ hôi và trí tuệ ta đổ xuống và vắt kiệt vì cuộc sống đầy thách thức nhưng tươi đẹp hơn qua mỗi ngày. Cá tính ngủ yên trong những tâm hồn và trí tuệ không hời hợt. Cá tính thức dậy, lộng lẫy tỏa hương từ nghị lực ý sống tích cực, dám độc lập đương đầu với thử thách ở mỗi người trẻ.


Ai cũng có một cái tôi kiêu hãnh và ai cũng muốn tôn cái tôi của mình lên thống soái. Ngai vàng chỉ thuộc về những cá nhân ý thức được cá tính không phải là tất cả châu báu của đời người. Điều quý giá sau cùng nằm ở tài năng và nhân cách. Cá tính, rốt cuộc cũng chỉ là hành trang cần thiết để cá nhân đi tới với tài năng và nhân cách ấy. Lối đi nằm ở đâu, có dám dấn thân và dấn thân như thế nào để giành ngôi thống soái, phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh và sự dũng cảm ở mỗi người. Cô thôn nữ Yến Loan xưa hẳn đã không giả vờ điềm nhiên đứng hái dâu ngay cả khi xe vua ngự giá ngang qua để tạo "ấn tượng, cá tính" cho Lý Thánh Tông đón về cung phong làm nguyên phi Ỷ Lan, bởi đã san thiên bẩm đoan trang và thông minh hơn người. Biết bao người bỏ dở việc học, nhưng bỏ đại học để quyết lập thân bằng con đường riêng và trở thành tỷ phú lẫy lừng danh tiếng trên toàn thế giới thì chỉ có Bill Gates. Vì sao chính phủ Hàn Quốc đã không phung phí khi quyết định rót hàng tỷ won xây dựng các trường mở "open school" trang bị mọi kiến thức và kỹ năng cho mỗi thanh niên Hàn trở thành một công dân toàn diện của đất nước? Và tại Việt Nam, hàng triệu người trẻ vẫn ngày đêm miệt mài học tập, say mê trong phòng thí nghiệm, tả xung hữu đột trên thương trường... Tất cả họ không màng định nghĩa và kiếm tìm một cá tính. Họ hồn nhiên với cá tính sẵn có của mình. Đừng ngồi suốt 4 giờ đồng hồ đến đau lưng để chờ duỗi và nhuộm mái tóc màu cánh gián, đừng khổ trí nghĩ ra "diệu kế " chinh phục cô nàng sành điệu lớp bên, trong khi chưa ôn xong học phần kinh tế vĩ mô chuẩn bị cho buổi thi sáng mai, trong khi thằng bạn chăm chỉ cùng phòng đang đứng thao thao thảo luận một cái topic tiếng Anh ở Nhà văn hóa Thanh Niên.


Sở hữu cá tính đích thực, mà lại là cá tính của người trẻ và hiện đại, như quả ngọt hái về trong suốt quá trình mỗi cá nhân phấn đấu gian khổ để thành nhân.

Nguồn: 360 Art

Tình yêu không phải là một món hàng



Đức Thánh Cha nói: Tình yêu không phải là một món hàng
.“Tình yêu không phải là môt món hàng”, Đức Thánh Cha đã quả quyết như vậy trong buổi gặp gở với khoảng 100,000 người trẻ Italia từ 6 đến 18 tuổi tại Công Trường Thánh Phêrô, ngài khuyên răn giới trẻ nên thận trọng trước đời sống ích kỷ và khép kín.
Ích kỷ và khép kín như một thứ tình yêu mà giới truyền thông và mạng lưới internet thường phổ biến không phải lả một thứ tình yêu chân thật.
Khi trả lời cho hai bạn trẻ 11 và 16 tuổi, cũng như vớí một cô giáo, Đức Thánh Cha đặc biệt giải thích việc học hỏi thế nào là một “ tình yêu chân chính”.

“Khi tôi còn nhỏ, cũng vào tuổi các bạn, tôi là người nhỏ nhất trong lớp, ngài thổ lộ, tôi ước ao lớn lên một ngày nào đó, không phải chỉ về thân xác.mà thôi.Tôi ước muốn làm một điều gì đó thật lớn, một điều gì vĩ đại trong đời sống của tôi, như xã hội và như tinh thần thời bây giờ mong muốn,”
Cũng trong dịp đó, ngài nhắc nhở các nhà giáo dục là họ không phải là chủ nhân của những đứa trẻ họ đang chăm sóc nhưng họ là những người tôi tớ,
Đức Thánh Cha nói vớí các bạn trẻ lời nhắc nhở sau đây: “Các bạn không thể và cũng đừng nên bằng lòng với một thứ tình yêu như một món hàng để đỗi chác, một thứ tình yêu để tiêu thụ mà không được tôn trọng đối với chính mình và đối với kẻ khác, một thứ tình yêu mà không tinh khiết và trong sạch: vì đó không phải là tình yêu trong tự do.”
Nhiều thứ tình yêu mà giới truyền thông và internet trình bày không phải là tình yêu chân chính nhưng chỉ là một thứ tình yêu ích kỷ, một sự khép kín. Điều ấy chỉ giúp cho bạn thoải mái trong chốc lát nhưng không đem lai hạnh phúc và không làm cho bạn lớn lên và chỉ trói buộc bạn lại và làm ngột ngạt tình cảm cao đẹp của con tim, một sức mạnh hủy hoại làm mất đi tình yêu cao cả đươc phát huy bởi Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha quả quyết: “Sống với một tình yêu chân thật đòi hỏi hy sinh, chỉ có tình yêu chân chính mới mang đến một niềm vui thật.”
Trong cuộc tụ họp của giới trẻ Italia, có khoảng 10,000 nhà giáo dục đi theo, trong đó có nhiều linh mục và khoảng chừng 50 giám mục.
Trong bài diển văn, vị Chủ tịch Phong trào Thanh niên Công giáo tiến hành Franco Miano nói lên ý chí của những thanh niên hiện diện là cương quyết chối bỏ nếp sống tầm thường và thỏa hiệp. “Họ muốn bay lên cao”,cũng như Đức Cha Domenico Sigalini phụ tá Phong trào thêm rằng, người ta sai lầm khi nghỉ rằng giới trẻ vắng đi nhà thờ
“Trái lại người trẻ muốn đi tìm Chúa Giêsu và chính khi tìm được Chúa thì họ tìm được những gì họ khát vọng. Còn đối với Đức Hồng Y Bagnasco, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Italia thì ngài khuyến khích những nguời trưởng thành phải là những gương sáng, phải là những nhà giáo dục có khả năng và hiệu quả. (nguồn tin VIS)